Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 07/03/2017 - 06:30
(Thanh tra)- Thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017. Đáng lưu ý, nhiều trường ĐH "hot" tăng chỉ tiêu tuyển sinh và mở thêm ngành mới, "cánh cửa" vào ĐH của thí sinh đang rộng mở.
Học sinh xếp hàng dài chờ tư vấn tuyển sinh vào ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2017. Ảnh: HH
Giảm chỉ tiêu ngành “hot”, mở thêm ngành mới
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), mùa tuyển sinh 2016, chỉ có khoảng 40 trường ĐH tuyển sinh được trên 95% chỉ tiêu. Đặc biệt, nhiều trường ĐH "hot" lần đầu tiên trong vòng chục năm trở lại đây không tuyển đủ chỉ tiêu. Mùa tuyển sinh 2017 đang tới gần, nhiều trường tiếp tục tăng chỉ tiêu và mở thêm nhiều ngành mới.
TS Phạm Thu Hương - Trưởng phòng Quản lý đào tạo ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: So với năm ngoái, năm nay, trường tăng 50 chỉ tiêu cho chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản. Các ngành khác cơ bản giữ ổn định.
Đi vào cụ thể trong từng ngành, bà Hương cho biết, có sự dịch chuyển trong ngành Quản trị kinh doanh, trước kia ngành này được đào tạo ở cả cơ sở Quảng Ninh thì năm nay chuyển về Hà Nội và tăng 340 chỉ tiêu.
Nói về những điểm mới bà Hương cho biết: Năm nay, điểm mới lớn nhất là nhà trường đưa vào tổ hợp xét tuyển mới D07 (Toán, Hóa, Anh) cho hầu hết các ngành đào tạo, trừ ngành ngôn ngữ. Riêng ngành mới Kinh doanh quốc tế bổ sung thêm tổ hợp D06 (Toán, Văn, tiếng Nhật). Mã xét tuyển vào ĐH Ngoại thương cũng có sự thay đổi ở cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh từ 4 xuống 1. Ngoài ra, năm nay còn có điểm khác biệt nữa là sự chênh lệch giữa các tổ hợp xét tuyển được thu hẹp lại. Năm trước chênh lệch giữa A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh) so với A00 (Toán, Lý, Hóa) là 1,5 thì năm nay là 1 điểm.
PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết: Tổng chỉ tiêu của Học viện năm nay là 3.950, tăng 100 chỉ tiêu so với 2016. Đặc biệt, một trong những ngành "hot" của Học viện là Tài chính ngân hàng chỉ tiêu giảm so với năm ngoái từ 1.500 xuống còn 1.300.
Nói về nguyên nhân tăng tổng chỉ tiêu bà Hảo cho biết là do Học viện có mở thêm ngành mới là Luật Kinh tế. Đây là ngành xã hội đang có nhu cầu cao, công việc không chỉ bó hẹp ở viện kiểm sát hay tòa án mà mở rộng ra khắp các chủ thể kinh tế.
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tăng chỉ tiêu so với năm ngoái. Cụ thể ngành Nhiệt lạnh 200 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu); ngành Kỹ thuật vật liệu 200 chỉ tiêu (tăng 40). Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo, đây không phải là những ngành “hot”, nhưng lại cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở 2 ngành này rất lớn. Nhiều em sinh viên năm thứ 4 đã được doanh nghiệp đến mời làm việc.
Một trong những trường "hot" với thí sinh khối D là ĐH Hà Nội năm nay tăng thêm hàng trăm chỉ tiêu ở nhiều ngành học. Tổng chỉ tiêu các ngành học hệ chính quy là 2.400. Trong đó, nhóm các ngành ngôn ngữ là 1.400. Chỉ tiêu cho các ngành học như Ngôn ngữ Anh, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Tây Ban Nha và Truyền thông doanh nghiệp tăng thêm 270 chỉ tiêu. Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tăng thêm 100 chỉ tiêu.
Năm nay, Bộ GD&ĐT cho phép mỗi thí sinh có tới “n” nguyện vọng, rồi hàng loạt trường top giữa, top dưới đua nhau xét tuyển cả học bạ, nhiều trường top trên cũng tăng chỉ tiêu, mở thêm chuyên ngành mới, có thể thấy, cánh cửa vào ĐH đang thực sự rộng mở với thí sinh.
Nhóm GX không còn nhiều ý nghĩa?
Mùa tuyển sinh năm nay, 12 trường ĐH thuộc nhóm GX tiếp tục duy trì xét tuyển chung. Tuy nhiên, với những quy định mới của Bộ GD&ĐT thì việc duy trì nhóm có còn ý nghĩa?
Nhóm GX gồm 12 trường ĐH lớn của Hà Nội là: Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Xây dựng, Thủy lợi, Giao thông vận tải, Mỏ - Địa chất, Công nghiệp Hà Nội, Công nghệ Giao thông vận tải, Học viện Ngân hàng, Thăng Long, Học viện Chính sách và Phát triển.
PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, nếu như năm ngoái, Bộ GD&ĐT yêu cầu nhóm xây dựng đề án riêng, 1 số quy định khác như làm tròn điểm số, tính theo thang điểm 10 cũng khác quy định của Bộ, năm nay không như vậy. Nhóm vẫn duy trì, nhưng phương thức xét tuyển, quy định làm tròn điểm số, đều theo quy định của Bộ GD&ĐT.
"Tuyển sinh năm nay, Bộ cho phép thí sinh có nhiều nguyện vọng, tất cả dữ liệu tuyển sinh lại tập trung tại Bộ, các trường đều có quyền như nhau trong kiểm tra thông tin để quyết định chỉ tiêu xét tuyển. Vì vậy, việc phối hợp giữa các trường có thể không nhiều nhưng ngay từ bây giờ cũng chưa thể hình dung được nó sẽ như thế nào? Dữ liệu lớn như vậy thì việc chạy phầm mền xét tuyển liệu có vấn đề gì không? Nếu có vấn đề thì tham gia nhóm sẽ phát huy hiệu quả", PGS.TS Đỗ Thị Kim Hảo nói.
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, nhóm GX không còn nhiều ý nghĩa như năm ngoái. Tất cả dữ liệu đều tải lên hệ thống của Bộ. Việc tham gia nhóm chỉ có lợi hơn 1 chút là các trường trong nhóm ngồi lại với nhau để thảo luận, chia sẻ thông tin thay vì thông tin rời rạc, đơn lẻ ở từng trường.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang