Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 22/06/2019 - 13:34
(Thanh tra)- Dù đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, nhiều bạn sinh viên (SV) Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã viết báo. Những ngày mới chập chững bước chân vào nghề, vui có, buồn có, hiểm nguy có… nhưng trong tim họ luôn thắp sẵn tình yêu và sự đam mê cháy bỏng với nghề báo.
Nguyễn Thị Thủy Hằng - SV lớp Báo mạng K36.3 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 21 tuổi, nhưng đã có 8 năm viết báo. Ảnh: NVCC
“Chót” yêu nghề báo
Tự thấy mình là người thích viết lách, ở tuổi 21, Nguyễn Thị Thủy Hằng - SV lớp Báo mạng K36.3 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có 8 năm viết báo. Lớp 8, Hằng đã có tác phẩm đầu tay được đăng báo. Suốt những năm tháng học trò, Hằng đã tích lũy được cho mình “vốn liếng” kha khá với 20 bài được đăng tải trên Chuyên mục Nắng Sân Trường - Chuyên mục Học đường của Báo Yên Bái.
Với Hằng, trở thành nhà báo là niềm mơ ước, hiện tại, Hằng đang theo học Học viện Báo chí và Tuyên truyền để thực hiện ước mơ của mình. Ngoài thời gian học trên lớp, để rèn nghề, Hằng là cộng tác viên đắc lực cho Trang tin Điện tử Tiin.vn. Đến nay, số lượng bài viết được đăng tải mang tên Thủy Hằng đã lên tới hơn 150 tin, bài, gồm cả tin ngắn, phỏng vấn, bài viết chuyên sâu, video.
Cũng vì “chót” yêu nghề báo mà cô bạn cùng lớp với Hằng là Trần Thị Thúy Vi đã quyết định theo học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khi đã là cô sinh viên báo chí, Thúy Vi bắt tay vào viết bài cộng tác với các báo ngay từ năm thứ nhất.
Tác phẩm đầu tay viết về chuyện xe cộ ngày Tết được đăng trên ấn phẩm báo của nhà trường khiến cô sinh viên vui và hạnh phúc mấy ngày liền. Rèn rũa tay nghề từng ngày, dần dà Thúy Vi mon men cộng tác cho nhiều tờ báo có tên tuổi.
Vi vẫn còn nhớ như in bài viết đầu tiên được đăng trên Báo Nhà Báo và Công luận. “Đó là bài viết về nông thôn mới của 1 xã ở quê em. Cầm tờ báo trên tay em rưng rưng nước mắt, vừa sung sướng, vừa hi vọng tương lai mình sẽ có nhiều bài viết như vậy”.
Mong ước ấy của Thúy Vi đang dần thành hiện thực. Sau 3 năm học, đến nay “bộ sưu tập” của Vi ngày càng dày thêm, em đã có hơn 20 tin bài được đăng trên một số tờ báo lớn. Hiện, Thúy Vi đang là cộng tác viên của Báo Lao động.
Trần Thị Thúy Vi - hiện đang là cộng tác viên của Báo Lao động. Ảnh Thúy Vi chụp trong lần đi tác nghiệp tại một làng hoa trên địa bàn xã Hạ Mỗ (Đan Phượng, Hà Nội). Ảnh: NVCC
Nói về hành trình viết báo của mình, Thúy Vi chia sẻ, em gặp không ít khó khăn. “Khó khăn đầu tiên là thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, thiếu kiến thức… nhiều lắm chị ạ. Có thể mình biết phải làm như thế nào nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy lúng túng. Nội dung bài viết phải đa chiều và cần nhiều ý kiến của các chuyên gia, người có chức sắc, địa vị… SV như em rất khó có thể tiếp xúc được…”.
Còn với Thủy Hằng, khó khăn khi mới bắt tay vào viết báo không phải là ít. Từ những ngày đầu chưa có máy tính, phải viết bằng tay rồi gửi qua đường bưu điện nhiều ngày mới đến nơi. Rồi những năm tháng mới bước chân vào ở giảng đường đại học, cô gái trẻ tự đi ứng tuyển một số trang tin, tờ báo nhưng đều bị từ chối vì chưa có nhiều kinh nghiệm.
Khi bước chân vào môi trường làm báo chuyên nghiệp, khó khăn đến với Hằng là chưa có đủ các phương tiện làm nghề như máy ảnh, máy quay, ghi âm… Hằng kể: “Mỗi lần đi viết bài em đều sử dụng điện thoại để chụp ảnh, quay video, ghi âm nên bị hạn chế về chất lượng ảnh, âm thanh, clip…”.
Tuy nhiên, vì “chót” yêu nghề báo, các bạn sinh viên như Thủy Hằng, Thúy Vi… đang hàng ngày, hàng giờ vượt qua khó khăn để nuôi dưỡng ước mơ…
“Nghề bỏ chứ không bỏ nghề”
Để cho “ra lò” được những tác phẩm báo chí hay, có chất lượng, bên cạnh việc bỏ công, bỏ sức, nhiều bạn SV còn phải bỏ tiền túi để thực hiện đề tài.
Thủy Hằng kể: “Viết bài về đặc sản Phở Thìn (ở Lò Đúc, Hà Nội), em phải đến “tận mục sở thị” gọi bát phở như bao thực khách. Một bát Phở Thìn có giá 60.000 đồng - số tiền cho một bữa ăn với SV như em là không hề nhỏ, nhưng em quyết định “móc hầu bao” để có tác phẩm ưng ý”.
Đầu tư để có 1 tác phẩm đăng báo, Hằng chia sẻ, em phải bỏ ra không ít chi phí đi lại, ăn uống… dù có tiết kiệm đến đâu thì số tiền nhuận bút cũng không bù lại đủ.
Đó là chưa kể, nhiều khi đi viết bài, gặp những hoàn cảnh khó khăn, cô sinh viên bé nhỏ lại sẵn sàng “chia ngọt sẻ bùi”. “Có lần đi viết bài về cụ bà 85 tuổi, bán hàng trên phố Phan Đình Phùng (Hà Nội). Bà cụ có 11 người con nhưng hàng ngày một mình bà vẫn phải gồng gánh bán rau để nuôi cụ ông 95 tuổi bị tai biến. Thương hoàn cảnh của cụ, chúng em biếu cụ tiền, nhưng cụ không lấy. Sau, em nghĩ ra cách mua hàng thì cụ mới nhận”.
Những tác phẩm của Thủy Hằng đăng trên Trang tin Điện tử Tiin.vn. Ảnh: NVCC
Còn với Thúy Vi - con nhà nông ra thành phố học, em cũng gặp không ít khó khăn. Để có tiền ăn học và trang trải cuộc sống, Thúy Vi viết bài PR và làm cộng tác với các báo.
Nghề báo khó nhọc, nguy hiểm. Để có những tác phẩm hấp dẫn đòi hỏi người viết phải lăn lộn với thực tế, đôi khi phải đối diện với nhiều hiểm nguy… Với phái yếu, làm báo còn vất vả hơn nhiều. Hằng tâm sự: “Mỗi lần đi công tác xa, em khiến cả nhà phải lo lắng vì nhiều bất trắc có thể đến với mình”.
Trong quá trình tác nghiệp, Thúy Vi cũng từng bị đe dọa. Vi kể: “Có lần đi chụp ảnh về lấn chiếm dải phân cách trên đường Láng (Hà Nội), em bị phát hiện. Mấy anh thanh niên xăm trổ tiến đến đe dọa. Tâm lý em rất lo sợ, nhưng trong “cái khó” lại ló “cái khôn”, em làm động tác “giả nai” tạo dáng chụp ảnh tự sướng, nên may mắn thoát nạn”.
Nguy hiểm hơn, 1 lần đi thực tế viết bài, các bạn nữ, trẻ, lại còn SV bị ép ngồi ghép bàn, chúc rượu... Việc này em chưa bao giờ nghĩ tới nên rất bất ngờ. Bất ngờ hơn nữa là bị một người đã có gia đình, con cái, vừa trả lời phỏng vấn rất đạo mạo, nhưng sau đó lại buông những lời đề nghị khiếm nhã...
“Nhưng đấy là chuyện lúc mới vào, còn giờ đây có kinh nghiệm rồi nên mọi việc đã tốt hơn. Và thực tế nghề viết báo cũng có rất nhiều chuyện tích cực để em cố gắng, nên nghề bỏ em, chứ em không bỏ nghề đâu ạ” - Vi chia sẻ.
Đó cũng là tâm sự của Thủy Hằng. Với Hằng: Nghề báo nguy hiểm, để đem đến sự thật cho bạn đọc có thể nhà báo phải trả giá bằng máu và nước mắt, nhưng đó là đam mê, là mơ ước, là tình yêu của em từ khi còn nhỏ nên em sẽ theo đuổi đến cùng…
Vừa chập chững bước vào nghề, kinh nghiệm làm báo còn ít ỏi, thế nhưng các bạn SV luôn tràn đầy nhiệt huyết, muốn được cống hiến nhiều hơn nữa cho con đường mình đã chọn. Mỗi bạn đến với nghề báo theo một cách khác nhau nhưng tất cả con đường ấy đều mang một tên chung là… “ĐAM MÊ”.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà