Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 24/04/2014 - 08:08
(Thanh tra) - Hiện nay, nền giáo dục của nước ta đang tồn tại một thực trạng đáng buồn là đa số học sinh quay lưng lại với môn Sử, coi đây là môn học nặng về trí nhớ, môn học của các sự kiện, số liệu, thiếu tính sáng tạo… Để giúp học sinh có một cái "nhìn khác" về môn Sử, các bạn học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sử năm 2014 đã "bật mí" bí quyết để học tốt môn này.
Em Trần Thị Kim Ánh, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc: Học Sử qua những thước phim tài liệu. Ảnh: Hải Hà
Nguyễn Thị Anh, Trường THPT Mỹ Đức A Hà Nội: Làm bài Sử giống như làm Văn
Theo cô học sinh giỏi Sử này, nếu muốn đạt điểm cao khi làm bài thi Lịch sử cần làm giống như một bài văn nghị luận xã hội, có mở bài, thân bài và kết luận.
Anh cho biết: “Nếu biết cách học, Lịch sử sẽ trở thành môn học hay và dễ đạt điểm cao. Muốn vậy, khi ở trên lớp, các bạn cần chú ý nghe thầy cô giảng, bởi những gì thầy cô truyền đạt đã rất dễ nhớ, dễ học hơn là vùi đầu trong sách giáo khoa. Về nhà các bạn chỉ cần dành 1 tiếng thì có thể học tốt môn Sử.
Sau khi nắm vững kiến thức được học, để đạt được điểm cao cần rèn luyện kỹ năng viết bài. Bởi cách viết rất quan trọng, nếu có kiến thức tốt nhưng viết bài vẫn còn kém thì chất lượng bài kiểm tra, bài thi sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
“Theo em, khi làm bài thi Lịch sử cũng giống như khi làm một bài văn cần có mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài dẫn dắt một chút để kết nối với nội dung chính. Thân bài nên phân tích nội dung chính của đề bài, có thể so sánh, giải thích vì sao lại như vậy. Phần kết bài nên tóm lược lại để thể hiện mình có sự liên kết, sự thông hiểu trong phần bài làm ở trên” - Anh chia sẻ.
Em Nguyễn Thị Anh chia sẻ: Phương pháp học của em rất linh hoạt, lúc học theo kiểu ghi nhớ, lúc xây dựng bài theo cây kiến thức và hỏi - đáp, em không nên học "vẹt". Ảnh: Hải Hà
Em được biết là trong đợt đăng ký môn thi tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay rất nhiều bạn học sinh không chọn môn Sử bởi theo các bạn học Sử khó học lại khó được điểm cao. Nhưng em muốn nói với các bạn là: “Lịch sử là thầy giáo của cuộc sống, từ câu chuyện trong quá khứ mà ta giúp ra bài học cho tương lai”, vì vậy các bạn hãy yêu môn Sử, như vậy sẽ giúp học Sử dễ dàng hơn.
Trần Thị Kim Ánh, Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc: Học sử qua những thước phim tài liệu
Bí quyết của cô học trò này là học từ từ, chậm mà chắc và không ép bản thân học quá nhiều mà phải tạo cho bản thân niềm hứng thú tìm hiểu. Mỗi ngày bạn chỉ dành 1 tiếng để học Sử. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, các bạn cần học qua những thước phim tư liệu, qua những nhân chứng lịch sử, hay đi bảo tàng… như thế sẽ thoải mái và dễ nhớ hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, muốn đạt điểm cao khi làm bài cần dành ra 15 phút để xây dựng đề cương, như vậy sẽ không bị sót ý. Khi viết cần triển khai dưới dạng 1 bài văn có mở bài, thân bài, kết luận. Ngoài ra, hình thức trình bày cũng vô cùng quan trọng để tạo cảm tình cho người chấm, các bạn cần viết sạch sẽ, rõ ràng các ý, không tẩy xóa…
Chia sẻ về nguyên nhân hiện nay nhiều học sinh không thích học môn Sử, Ánh cho biết: Không phải các bạn không đam mê, không muốn tìm hiểu môn Sử mà bởi các bạn không muốn học thuộc rất nhiều sự kiện trong sách giáo khoa. Hơn nữa, cách dạy của thầy cô giáo cũng vô cùng quan trọng, nếu dạy theo cách truyền thống đọc – chép thì sẽ không tạo hứng thú cho học sinh.
"Để học tốt môn Sử phải có tình yêu với nó" - Trần Phương Thúy. Ảnh: Hải Hà
Tình yêu môn Sử bắt đầu từ ngày em học lớp 4 lớp 5 qua những câu chuyện kể của bà. Khi học lên lớp 8 em có cơ hội để tiếp tục niềm đam mê của mình qua kỳ thi học sinh giỏi do trường tổ chức và em đã đạt giải cao. Từ đó, em quyết định mình sẽ gắn bó với môn học này.
Với riêng em, để học tốt Lịch sử trước hết cần phải có niềm đam mê với môn học này. Khi học nên gạch từng ý để nắm ý, sau đó lập dàn bài cho từng câu hỏi cụ thể rồi làm chi tiết. Dù là môn học thuộc, chăm chỉ chỉ là một phần, quan trọng là phải hiểu.
Thường mỗi ngày em dành cho môn Sử từ 1 - 2 tiếng để học bài trong sách giáo khoa và tìm thêm tư liệu bên ngoài để tìm hiểu sâu hơn. Để nhớ lâu các sự kiện em thường gắn những con số đó với những thứ quen thuộc trong đời sống như ngày sinh nhật của người thân. Ngoài ra em còn dùng sơ đồ tư duy để dễ hiểu, nhớ lâu.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền