Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 06/04/2017 - 06:32
(Thanh tra)- Tình trạng khiếu kiện vượt cấp ở một số trường đại học (ĐH) hay vụ việc tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu dân chủ trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Thực tế, dân chủ trong trường học đã được quy định thành văn bản từ rất lâu, nhưng khó đi vào thực tiễn. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trường học muốn dân chủ thực sự phải có "kênh" giám sát cộng đồng.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, mức độ dân chủ trong các trường học chuyển biến theo từng cấp học. Cấp học càng thấp thì càng mất dân chủ. Ảnh minh họa: Hải Hà
Thiếu dân chủ, lỗi ở đâu?
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Thị Nghĩa, hệ thống các cơ sở GD&ĐT cả nước hiện có gần 1,4 triệu nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; gần 22 triệu học sinh, sinh viên với 44.968 cơ sở giáo dục từ cấp mầm non đến ĐH. Tại một số cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra tình trạng mất dân chủ, cá biệt có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo. Vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp ở một số đơn vị do chưa thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở một vài cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết, văn bản quy chế dân chủ rất nhiều nhưng việc thực hiện tại nhiều cơ sở còn hình thức, sơ sài, chưa hiệu quả, chất lượng chưa cao. Hoạt động của Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân ở một số đơn vị trường học còn mờ nhạt, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, giám sát; nội dung và phương thức hoạt động chưa hiệu quả nên chưa góp phần đẩy mạnh việc phát huy dân chủ trong trường học.
Vậy lỗi ở đâu mà dân chủ không thực hiện được trong các nhà trường?
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội): Trước hết là do các cấp quản lý GD&ĐT chưa coi đây là biện pháp quan trọng để buộc các nhà trường tự thay đổi theo đúng nhu cầu nguyện vọng người học, do đó không chỉ đạo đến nơi đến chốn. Thứ 2, hệ thống quản lý trong các nhà trường chỉ quen quản lý theo mệnh lệnh, không thấy được chỉ có quản lý dân chủ mới tạo ra được động lực cho thầy, trò sáng tạo trong giảng dạy, học tập.
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, dân chủ trong trường học phụ thuộc vào trình độ năng lực của hiệu trưởng. Những hiệu trưởng có trình độ thì mới dám quản lý bằng dân chủ, còn hiệu trưởng năng lực yếu thì người ta phải áp đặt.
Tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết, dân chủ được thể hiện rất rõ, giáo viên, học sinh được thẳng thắn bày tỏ, những ý kiến hay đều được ghi nhận và áp dụng. Mỗi năm học, trường đều tổ chức lấy ý kiến của học sinh để đánh giá giáo viên 2 lần. Đánh giá ở đây không phải là kiến thức của giáo viên mà là cách truyền thụ kiến thức đến học sinh đã dễ hiểu chưa, có làm học sinh hứng thú hay không.
Dân chủ phải gắn với tự chủ
Rõ ràng hiện nay đang tồn tại tình trạng thiếu dân chủ trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến ĐH. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thực hiện quy chế dân chủ tốt hơn.
Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, phải gắn dân chủ với tự chủ trong các cơ sở giáo dục. Cần phải có cơ chế tự chủ trong tất cả các trường từ mầm non cho tới ĐH chứ không chỉ tự chủ ĐH. "Mỗi nhà trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm minh bạch công khai mọi hoạt động quản lý của nhà trường. Mỗi cơ sở giáo dục phải tự xây dựng “thương hiệu riêng”. Chỉ có dân chủ và tự chủ các nhà trường mới chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo".
Để làm được việc này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, phải đẩy mạnh vai trò giám sát của cộng đồng. Đặc biệt ban đại diện của cha mẹ học sinh trường lớp, từng trường phải có tiếng nói, có hiệu lực trong việc tham gia đánh giá hiệu quả các chương trình giáo dục mỗi cơ sở giáo dục.
"Dân chủ mỗi cơ sở giáo dục phải được đánh giá qua học sinh và cha mẹ học sinh - đối tượng phục vụ của mỗi nhà trường. Việc đánh giá này phải được tiến hành bởi một cơ quan độc lập ngoài nhà trường. Phải vận dụng công nghệ thông tin để đánh giá một cách khoa học, khách quan. Làm được như vậy, chắc chắn dân chủ sẽ hiện hữu ở các trường học" - ông Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Sửa đổi quy định về quy chế dân chủ Quan tâm tới vấn đề dân chủ trong trường học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, dân chủ trong môi trường giáo dục phải được thực hiện tốt hơn các nơi khác, phải là tấm gương lan tỏa trong toàn xã hội. Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, dân chủ trong trường học và ngành Giáo dục càng phải được phát huy. Theo Phó Thủ tướng, để thực hiện dân chủ cơ sở, trách nhiệm đầu tiên là của giáo viên, ban lãnh đạo, hệ thống quản lý giáo dục các cấp. Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT về thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động nhà trường đã lạc hậu, vì thế, Bộ GD&ĐT cần phải rà lại và bổ sung thêm các cơ sở ngoài công lập và trường có yếu tố nước ngoài cũng như có các quy định liên quan đến bổ nhiệm giáo viên, trách nhiệm của các hiệu trưởng và quan trọng nhất là làm sao xác định được thực quyền của người quản lý. |
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền