Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/11/2014 - 14:05
(Thanh tra)- Ngày 20/11, Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) chính thức được thảo luận tại hội trường Quốc hội. Tuy nhiên, đến hôm qua (17/11), các vấn đề liên quan đến Đề án vẫn chưa đi đến thống nhất cuối cùng.
Xã hội đồng tình phải thay đổi chương trình, SGK hiện nay. Tuy nhiên, cách làm như thế nào cho khoa học, lộ trình đổi mới sao cho phù hợp rất cần được xem xét, thảo luận kỹ. Ảnh: Hải Hà
“Tranh cãi” ai viết sách
SGK là chuẩn mực để truyền đạt kiến thức cho nhiều thế hệ học sinh. Vậy nhưng, hiện nay bộ sách được xem là chuẩn mực ấy lại không chuẩn khi vẫn còn khá nhiều “sạn”. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên có nhiều, nhưng một nguyên nhân quan trọng là chỉ 1 bộ SGK, nên không có sự cạnh tranh cũng như kiểm duyệt chặt chẽ. Để khắc phục tình trạng trên, lần đổi mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trương 1 chương trình, nhiều bộ SGK. Câu hỏi đặt ra là ai được viết SGK?
Theo phương án của Bộ GD&ĐT, Bộ sẽ chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ 1 bộ sách; đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ sách hoặc các cuốn SGK khác. Tuy nhiên, phương án này của Bộ đã gây ra cuộc tranh cãi chưa có hồi kết.
GS Nguyễn Khắc Phi, nguyên Phó Giám đốc Nhà Xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam khẳng định, đến bây giờ có lẽ không ai không đồng tình chủ trương 1 chương trình, nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, để thực hiện không dễ dù ở Việt Nam đã có thời kỳ cho biên soạn 3 bộ SGK Toán, 2 bộ SGK Văn trên cơ sở một chương trình.
Nói về phương án viết SGK, GS Phi cho biết: “Tôi không tán thành chủ trương Bộ chủ trì biên soạn 1 bộ SGK”. Để bảo vệ ý kiến, GS Phi đưa ra nhiều lý do, trong đó nhấn mạnh đến việc nếu Bộ trực tiếp làm, ở khâu thẩm định sẽ không công bằng. Đó chính là tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, rồi tình trạng phân biệt “con nuôi”, “con đẻ”…
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Bộ GD&ĐT nên giao viết SGK cho một đơn vị trực thuộc làm, như NXB Giáo dục, vừa đảm bảo sự công bằng vừa không tốn tiền. “Khi đã có một chương trình rồi mình để cho các tổ chức, cá nhân biên soạn. Tốt nhất, đầu mối nên là các NXB. Bởi lẽ theo Luật Xuất bản, chỉ có NXB mới có quyền in sách, xuất bản sách. Tốt nhất các NXB nên đứng ra để tổ chức các nhóm tác giả viết sách”.
GS Nguyễn Lân Dũng kiến nghị, chương trình từng môn nên do hội khoa học làm, Bộ GD&ĐT duyệt.
Đây cũng là quan điểm của GS Nguyễn Ngọc Phú, Tổng Thư ký Hội Tâm lý học Việt Nam. “SGK viết nên giao cho các hội khoa học. Hội Vật lý viết SGK Vật lý, Hội Sinh học viết SGK Sinh học…”.
Còn PGS Văn Như Cương lại cho rằng, Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo và giám sát việc viết sách. Lý giải nguyên nhân, PGS Cương nói: “Việc phải có 1 bộ SGK chuẩn đúng tiến độ thời gian, đúng với chương trình là vấn đề cấp thiết bây giờ. Nhiều người nói về vấn đề này nhưng lại không nắm được điểm mấu chốt. Nếu các cá nhân, tổ chức nhận viết, nhưng đến thời hạn nộp bản thảo để thẩm định lại không hoàn thành (vì nhiều lý do chủ quan và khách quan) thì chúng ta lấy đâu sách cho học trò học? Do đó, ít ra phải có một bộ sách chuẩn nếu như chưa có thể có được cùng lúc nhiều bộ sách như mục tiêu đề ra. Việc Bộ đứng ra chỉ đạo làm 1 cuốn sách đảm bảo kịp thời hạn, tiến trình là chắc chắn phải có”.
Lo khâu thẩm định
Nhiều bộ SGK sẽ được đưa vào sử dụng. Sau khi viết xong, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm thẩm định?
Trong phiên thảo luận tổ chiều 11/11, nhiều Đại biểu Quốc hội lo lắng nếu Bộ GD&ĐT vừa viết SGK vừa tham gia vào khâu thẩm định thì chẳng khác nào Bộ "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Như vậy, sẽ không công bằng với những tổ chức, cá nhân tham gia viết sách.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận giải thích: “Thực ra từ trước đến nay, Bộ GD&ĐT chưa bao giờ trực tiếp viết mà chỉ tổ chức tập hợp các nhà khoa học, nhà giáo, nhà văn hóa, giáo viên… viết sách. Việc thẩm định cũng vậy, tuy nói là Bộ thẩm định nhưng là Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo viên uy tín. Đây là Hội đồng độc lập, và Bộ sẽ dựa trên kết quả thẩm định đó”.
“Các bộ sách khác cũng được thẩm định công bằng ở Hội đồng này, nếu đạt chuẩn lưu hành thì Bộ sẽ có văn bản công nhận bộ sách đó hợp pháp, được lưu hành. Còn việc lựa chọn áp dụng bộ SGK nào lại phụ thuộc vào vùng, miền và các địa phương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đồng tình chương trình, SGK hiện nay cần phải thay đổi. Tuy nhiên, cách làm như thế nào cho khoa học, lộ trình đổi mới sao cho phù hợp rất cần được xem xét, thảo luận kỹ để bộ sách ra đời đạt chuẩn, cũng như có sức sống lâu dài, tránh tình trạng đổi mới liên tục, gây khó cho giáo viên và học sinh.
Hải Hà
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng