Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 05/08/2023 - 06:00
(Thanh tra) - Chính phủ cho biết, mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 kê khai từ năm 2020 đều trên 20%, tác động đáng kể đến giá sách giáo khoa. Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng mức giá trần của sách giáo khoa.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo giải trình về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Ảnh: P.Thắng
Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo giải trình một số vấn đề cần lưu ý qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, gửi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xây dựng giá trần sách giáo khoa, giảm mức chiết khấu
Trước đó, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng của mức chiết khấu trong chi phí phát hành sách giáo khoa lên giá sách giáo khoa hiện nay.
Theo đánh giá đoàn giám sát, “mức chiết khấu đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay là quá cao”.
Giải trình vấn đề này, Chính phủ dẫn quy định của Luật Giá 2012, các nghị định, thông tư, thì Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá sách giáo khoa và rà soát nội văn bản kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý Nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách giáo khoa đã kê khai với Bộ Tài chính.
Theo văn bản kê khai giá của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với Bộ Tài chính, mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 kê khai từ năm 2020 của nhà xuất bản này cụ thể là: 23% cho sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6; 22,5% cho sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Còn sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 có mức chiết khấu 21%.
“Mức chiết khấu như vậy có tác động đáng kể đến giá sách giáo khoa”, báo cáo của Chính phủ nêu.
Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng mức giá trần của sách giáo khoa theo quy định để tăng cường quản lý của Nhà nước đối với giá sách giáo khoa.
“Đây là giải pháp quản lý giá sách giáo khoa, giảm mức chiết khấu phát hành sách giáo khoa”, theo Chính phủ.
Bộ Giáo dục biên soạn 1 bộ sách giáo khoa sẽ gây cạnh tranh bất bình đẳng
Vấn đề nữa, theo đoàn giám sát, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được 1 bộ sách giáo khoa theo quy định của Nghị quyết số 88 của Quốc hội, đã ảnh hưởng tới trách nhiệm Nhà nước trong triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Đoàn giám sát đề nghị đánh giá tiếp tục giao Bộ Giáo dục Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước.
Chính phủ cho rằng, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã có kết quả tích cực.
Sau 4 năm thực hiện, cả nước có 6 nhà xuất bản và 3 tổ chức có đủ điều kiện tham gia tổ chức biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách Nhà nước.
“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa sẽ làm hạn chế xã hội hóa, gây ra sự cạnh tranh bất bình đẳng, gây sự tốn kém cho xã hội”, Chính phủ nhận định.
Để hỗ trợ sách giáo khoa với học sinh thuộc các hộ nghèo, các vùng sâu xa, miền núi, hải đảo, Chính phủ cho biết, đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét đề xuất chính sách giảm giá, không thu tiền sách giáo khoa.
Còn việc biên soạn sách chữ nổi cho người khiếm thị và cung cấp sách giáo khoa cho học sinh và thư viện các trường thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo được thực hiện trên cơ sở là địa phương lựa chọn sách giáo khoa nào thì sẽ tổ chức biên soạn.
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo 2 bộ (Giáo dục và Đào tạo, Tài chính) xây dựng phương án mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện để học sinh mượn sử dụng.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổng hợp báo cáo của các địa phương, tính toán, xây dựng các phương án hỗ trợ, đánh giá tác động tới ngân sách Nhà nước và xin ý kiến Bộ Tài chính về khả năng cân đối ngân sách, để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Mỗi môn học, có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ sách giáo khoa
Về ý kiến đề nghị đánh giá chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa; có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ sách giáo khoa cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không…”, Chính phủ cho rằng, chương trình là thống nhất, sách giáo khoa là học liệu.
“Nhiều sách giáo khoa góp phần làm phong phú nguồn học liệu để giáo viên và học sinh được tiếp cận”, theo Chính phủ.
Mỗi môn học, giáo viên và các học sinh có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, các sách giáo khoa có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau, để hướng dẫn học sinh học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó.
Điều này, đòi hỏi giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao, học sinh tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. Trong hoàn cảnh hiện nay, Chính phủ thừa nhận, nhiều cơ sở giáo dục phổ thông “chưa đáp ứng được điều kiện”.
Về việc trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, Chính phủ cho rằng, là thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Vì vậy, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25 về lựa chọn sách giáo khoa theo hướng tăng cường vai trò tự chủ lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường.
Nhiều địa phương chưa in, phát hành được tài liệu giáo dục địa phương
Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, sau 3 năm triển khai thực hiện việc in và phát hành tài liệu giáo dục địa phương còn một số tồn tại.
“Một số địa phương tiến hành in ấn, phát hành tài liệu kịp thời thuận lợi. Còn lại đa số địa phương chưa in ấn phát hành được tài liệu do gặp khó khăn trong tổ chức các nội dung liên quan đến đấu thầu”, Chính phủ cho hay.
Nguyên nhân chính là do kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương do ngân sách Nhà nước chi trả theo định mức quy định tại Thông tư 51 năm 2019 của Bộ Tài chính nên việc tổ chức, triển khai, thực hiện phải theo Luật Đầu tư công.
Do đó có nhiều vướng mắc, liên quan đến các luật nên không thể in ấn phát hành tài liệu sau khi đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cho hay, đang chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề bản quyền, in ấn, giá theo Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản và Luật Giá. Từ đó, có hướng dẫn các địa phương tháo gỡ trong khâu in ấn tài liệu giáo dục địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, ông Đặng Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhà trường đã tiến hành họp Hội đồng Kỷ luật, đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ học đối với 3 học sinh trực tiếp tham gia đánh bạn. Thời gian đình chỉ học trong 2 tuần, từ 19/11 đến 2/12.
Hương Trà
19:24 21/11/2024(Thanh tra) - Liên Chiểu được xem là địa phương đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng triển khai thí điểm 3 phòng học số và thư viện số trong trường học, giúp học sinh tiếp cận công nghệ thông tin trong học tập.
Ngọc Phó
16:21 21/11/2024Vũ Linh
19:00 20/11/2024Vũ Linh
16:22 20/11/2024Trà Vân
16:21 20/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương