Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/09/2017 - 12:16
(Thanh tra) - Ngày 22/9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT). Ủy viên Bộ Chính tri, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Ủy viên Bộ Chính tri, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Ảnh: TTH
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định: Với kết quả sau 30 năm đổi mới, chúng ta tự hào về nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập tích cực toàn diện, là bạn là đối tác tin cậy với các nước và bạn bè quốc tế.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và tri thức nhân loại, với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới, do vậy, giáo dục nước ta phải đổi mới căn bản và toàn diện để đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội hi vọng, hội thảo sẽ là nơi để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước để cùng bàn về những vấn đề cốt lõi trong việc nâng cao chất lượng GDPT.
Báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng GDPT, bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Hệ thống mạng lưới trường, lớp GDPT đã được phát triển rộng khắp toàn quốc. Từ năm học 2009 - 2010 đến 2015 - 2016, hệ thống trường học tăng đều qua các năm, trong đó trường tiểu học tăng 0,54%; THCS tăng 2,5% và THPT tăng 5,8%.
Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TTH
Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và PCGD tiểu học vào năm 2000; PCGD THCS vào năm 2010.
Tỷ lệ bỏ học ở cả cấp tiểu học, THCS, THPT có xu hướng giảm dần. Tuy vậy, tỷ lệ học sinh bỏ học phân bổ không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Nam Bộ.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học ở tiếu học, THCS, và tốt nghiệp THPT ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học có sự khác biệt giữa các vùng miền, Đồng bằng Sông Cửu Long đạt tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp THPT thấp nhất 62%.
Học sinh chuyển cấp dần đi vào ổn định. Tỷ lệ học sinh THCS chuyển cấp lên THPT khoảng 89,94%. Tỷ lệ chuyển cấp cũng có sự khác biệt giữa các vùng miền, đồng bằng Sông Hồng có tỷ lệ cao nhất và khu vực tây Nguyên có tỷ lệ thấp nhất.
Tuy nhiên, bà Nghĩa cũng cho biết: Vẫn còn 1 tỷ lệ nhỏ học sinh không hoàn thành các cấp học, điều này đòi hỏi cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đối với giáo dục dân tộc thiểu số và miền núi, bà Nghĩa thừa nhận còn thấp so với yêu cầu. Chất lượng đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý trong nhà trường còn nhiều bất cập.
Nhiều em trong độ tuổi (đặc biệt là độ tuổi THCS) thuộc gia đình nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn di cư từ nông thôn lên đô thị để tìm kiếm việc làm, ít có cơ hội tiếp cận giáo dục. Điều tra Quốc gia về lao động trẻ em 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành cho thấy, trong số 18,3 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5-17, có 10% trẻ em nhóm 6-17 tuổi không đi học, trong số đó có 4,7% chưa từng đi học; khoảng 1/6 (2,83 triệu em) đang tham gia hoạt động kinh tế, trong đó có 41,6% số trẻ em không đi học.
Về phẩm chất người học, bà Nghĩa cho biết: Tỷ lệ học sinh yếu kém về hạnh kiểm chiếm tỷ lệ nhỏ (chưa đến 1%). Năm học 2016-2017, kết quả đánh giá các phẩm chất của học sinh tiểu học ở mức tốt và đạt là trên 90%. Ở cấp THCS hơn 81% tốt, gần 16% khá, hơn 2% trung bình, yếu 0,13%; cấp THPT hơn 81% học sinh đạt hạnh kiểm tốt; chỉ 0,43% yếu.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã tập trung đề xuất những giải pháp cụ thể về 3 nội dung trọng tâm tạo nên chất lượng GDPT là chương trình giáo dục, đội ngũ giáo viên và công tác quản lý GDPT.
TTH
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành văn bản chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), UBND các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người học trên địa bàn tỉnh.
Trần Kiên
12:26 13/12/2024(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) giai đoạn 2018 - 2024, diễn ra ngày 12/12, tại Hà Nội.
Lê Phương
21:44 12/12/2024Lê Phương
20:16 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024T.Thanh
18:00 10/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng