Theo dõi Báo Thanh tra trên
Công Nhật
Chủ nhật, 01/05/2022 - 09:59
(Thanh tra) - Bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, toàn ngành Du lịch TP HCM đã và đang “lên dây cót”, nỗ lực hết sức để khôi phục hoạt động dịch vụ, củng cố các mô hình vốn có và phát triển, sáng tạo những mô hình mới với quy mô và phạm vi lớn mạnh hơn.
Nhiều điểm đến tại TP HCM sẵn sàng đón nhận khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5. Ảnh: Sở Du lịch TP HCM
Tận dụng những tiềm năng, thế mạnh du lịch vốn có
TP HCM không chỉ là trung tâm kinh tế, thương mại, mà còn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là nơi tiếp nhận hàng ngàn lượt du khách quốc tế và nội địa quan trọng của cả nước. Ngoài ra, TP HCM còn là nơi tập trung nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thương mại, các trung tâm tổ chức lễ hội ở Việt Nam. Đây cũng là địa phương có lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong ngành Du lịch của cả nước.
Số liệu thống kê cho thấy, TP HCM hiện có 366 địa điểm có khả năng khai thác và thu hút khách du lịch, tập trung chủ yếu ở 4 nhóm tài nguyên chính: Du lịch tự nhiên; du lịch văn hóa vật thể; du lịch văn hóa phi vật thể và du lịch gắn với công trình nhân tạo.
Trong đó, 13 điểm đến được hình thành từ nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên (sông Sài Gòn, rừng ngập mặn và biển đảo…); 225 điểm đến hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của Sài Gòn xưa và nay được hình thành từ nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, đó là các di tích văn hóa - lịch sử, nhà trưng bày văn hóa, bảo tàng, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ, làng nghề… 8 hoạt động có nguồn gốc từ các lễ hội dân gian, lễ hội hiện đại, tập tục truyền thống, những chương trình nghệ thuật; 120 điểm đến được hình thành từ các phố cổ, phố cộng đồng phục vụ du lịch, các công trình nhân tạo thu hút khách du lịch.
Sở hữu các điều kiện trên, ngành Du lịch TP HCM luôn giữ vị trí trọng điểm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của TP và cả nước. Du lịch TP HCM trong những năm qua phát triển khá toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 15 - 20%, đóng góp bình quân từ 55 - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước. Theo nhận định của nhiều tổ chức du lịch uy tín, TP HCM nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN, top những điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới.
Du lịch trên một “tầm cao mới”
Thời gian gần đây, chính quyền TP HCM đã tổ chức chuyến bay khảo sát để xây dựng sản phẩm du lịch “ngắm nhìn TP HCM từ trên cao” bằng máy bay trực thăng. Đây là một mô hình du lịch mới lạ, độc đáo mà ngành Du lịch TP triển khai nhằm thu hút khách du lịch.
Được sự thống nhất của UBND TP HCM, Sở Du lịch, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bệnh viện Quân y 175 và Công ty Trực thăng miền Nam đã tổ chức thành công chuyến bay khảo sát đầu tiên.
Ngày 29/4, chuyến bay tham quan đầu tiên đã cất cánh do Công ty Lữ hành TST tourist tổ chức.
Mức giá cho chuyến bay này là 4.080.000 đồng với thời gian bay là 40 phút. Du khách sử dụng dịch vụ có cơ hội được ngắm nhiều địa danh nổi tiếng của “hòn ngọc Viễn Đông” như: AEON Mall Tân Phú, AEON Mall Bình Tân, Trường Đại học RMIT, Cầu Phú Mỹ, Cầu Thủ Thiêm, Landmark 81, Khu Du lịch Bình Quới. Ngoài ra, khách hàng còn có thêm nhiều lựa chọn khác tương ứng với thời gian bay linh hoạt từ 20 phút, 40 phút, 50 phút, 80 phút để trải nghiệm Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Cánh đồng bất tận - Khu Du lịch Tân Lập (tỉnh Long An) từ trên cao.
Theo Công ty Trực thăng miền Nam, hai loại trực thăng đưa vào khai thác thuộc dòng AW-189 (sản xuất tại Italy, có giá khoảng 540 tỷ đồng/chiếc, chở tối đa 16 khách) và EC-155B1 (nhập khẩu từ Pháp, chở tối đa 12 khách). Hai điểm tập kết máy bay gồm Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và bãi đáp trực thằng Bệnh viên Quân y 175.
Loại hình tham quan du lịch mới này được rất kỳ vọng góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần tạo điểm nhấn độc đáo, quảng bá hình ảnh TP HCM trong bối cảnh mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch nội vùng, liên tỉnh và quốc tế theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương và các quốc gia. Khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn TP, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi.
Bên cạnh sự nỗ lực phục hồi ngành Du lịch, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ thì sự cẩn trọng, nghiêm túc trong phòng, chống dịch bệnh, vì chính sự an toàn của du khách là thông điệp hữu hiệu nhất, tạo hiệu ứng tuyên truyền, quảng bá tốt nhất cho hoạt động du lịch trong bối cảnh bình thường mới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024(Thanh tra) - Ngày 20/11, tại TP Hạ Long, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 cũng như tăng sức bật cho ngành Du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.
Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân