Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bá Di - Thúy Nhi
Thứ bảy, 04/06/2022 - 20:13
(Thanh tra) - Sự trở lại của du khách quốc tế mang đến sức sống cho phố Tây Bùi Viện sau thời gian im ắng do dịch bệnh, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát.
Phố Tây Bùi Viện đếm từng ngày chờ phục hồi. Ảnh: BD
Là khu phố trọng điểm dịch vụ du lịch, Bùi Viện chịu tổn thất nặng nề do tác động của dịch Covid-19 kéo dài. Nhiều đơn vị, hộ kinh doanh đã phải đóng cửa, đổi hình thức kinh doanh, đổi chủ do không đủ khả năng duy trì chi phí mặt bằng đắt đỏ.
Chị Hà My, một nhân viên cơ sở làm đẹp ở phố Bùi Viện chia sẻ: "Đợt dịch căng thẳng vừa rồi nên spa đã thay đổi nhiều lần chủ và lượng khách đến ít hơn trước dịch rất nhiều, giảm hơn 50%, thu nhập của nhân viên chỉ đủ chi tiêu trong tháng chứ không dư dả như trước. Đối tượng khách hàng ở spa đa số là du khách nước ngoài vì họ đến du lịch cần nơi để nghỉ ngơi, thư giãn".
Năm 2022, dịch bệnh đã được kiểm soát, chính quyền đã cho phép ngành Du lịch hoạt động trở lại, đặc biệt chính sách mở cửa đón khách quốc tế. Đặc biết, ngày 15/5, Việt Nam chính thức cho phép người ngoại quốc nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần xét nghiệm Covid-19. Đây là tin đáng mừng cho toàn TP Hồ Chí Minh nói chung và Bùi Viện nói riêng.
Anh Việt Dũng, chủ quán Light Pub, phố Bùi Viện cho biết, do vừa hết dịch lại vướng phải mùa mưa nên lượng khách hiện tại chưa được 50% so với trước dịch. Mỗi tháng chi phí mặt bằng là 210 triệu và phải bù lỗ hàng tháng lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên anh vẫn lạc quan vì thị trường kinh doanh ở TP khá tiềm năng, khách du lịch đến quanh năm so với các tỉnh, thành khác nên cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh từng ngày.
Tuy mong chờ sự phục hồi của ngành Du lịch nhưng vẫn cần nhận thức được hệ lụy xuất phát từ việc gia tăng số lượng khách.
Vấn đề đầu tiên là gia tăng lượng rác thải công cộng khi số lượng người tập trung đông tại khu phố Bùi Viện. Theo số liệu của VECA - một đơn vị phát triển ứng dụng thu gom rác thải, mỗi ngày tại TP tiêu thụ 2.674 tấn giấy, 1.900 tấn nhựa các loại, thải ra khoảng 9.500 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày. Số lượng rác thải lớn sẽ gây khó khăn cho công tác dọn vệ sinh khu vực.
Nhiều du khách khi tới Việt Nam cũng quan tâm đến các phương án bảo vệ môi trường của thành phố. Một du khách 25 tuổi người Pháp chia sẻ: “Tôi yêu Sài Gòn vì văn hóa và tính cách con người thân thiện, môi trường ở đây rất tốt. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể phát triển tốt về tàu điện ngầm và phương tiện công cộng sẽ giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm kẹt xe và du lịch sẽ phát triển hơn”.
Một vấn đề nhức nhối khác diễn ra tại các địa điểm du lịch là tình trạng “chặt chém”, tranh giành, ép khách, phân biệt đối xử với khách. Một số vùng chỉ đón tiếp những nhóm khách nhất định… Các hành vi phản cảm, trái pháp luật, ngay sau khi xảy ra đều được ghi hình và đăng tải trên mạng xã hội. Việc này sẽ kéo theo dư luận xã hội quan tâm, không chỉ tác động, gây thiệt hại đến chính doanh nghiệp du lịch mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của cả khu vực, thậm chí thành phố.
Các hành vi vi phạm hiện tại chỉ phải chịu mức phạt từ 1-3 triệu đồng. Mức phạt này chưa lớn, chưa phản ánh được mức độ nghiêm trọng của các sai phạm.
Về phương án giám sát, Sở Du lịch đã có quy chế phối hợp với Công an thành phố, lực lượng thanh niên xung phong, đội bảo vệ du khách; đồng thời có đường dây nóng để nhận phản ánh về tất cả thông tin liên quan. Thanh tra Sở Du lịch luôn sẵn sàng và tiếp nhận thông tin, phối hợp với công an quận, huyện, đội bảo vệ du khách và các cơ quan liên quan để bảo vệ du khách.
Một nữ du khách người Nhật cho hay, trước khi sang Việt Nam, chị được bạn bè cảnh báo về nạn chặt chém người nước ngoài nhưng khi tới TP, chưa từng gặp phải tình trạng này.
“Tôi chỉ gặp rắc rối khi qua đường thôi, còn lại người Việt Nam rất tử tế, tôi chưa có trải nghiệm xấu nào khi tới đây”, nữ du khách chia sẻ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức trồng cây tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng vào sáng nay (24/11).
Lê Hữu Chính
21:00 24/11/2024(Thanh tra) - Ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong xã hội hiện nay. Song song với sự phát triển về đời sống vật chất thì nhu cầu về tinh thần của con người được đề cao hơn. Vì nhu cầu về đời sống tinh thần là vô hạn nên mở ra dư địa lớn để làm CNVH. Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành CNVH Việt Nam, là một bước tiến lớn để nâng cao nhận thức về ngành CNVH, khuyến khích các doanh nghiệp và xã hội cùng làm CNVH.
Thái Hải
21:03 21/11/2024Trọng Tài
14:03 20/11/2024Trọng Tài
08:49 19/11/2024Trần Lê
23:13 18/11/2024Trần Kiên
08:47 17/11/2024Hải Hà
Hoàng Nam
Hải Viên
Nam Hà
Văn Thanh
Cảnh Nhật
Hương Giang
Phương Anh
Lê Phương
Nhóm PV
T.Thanh
Minh Tân