Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhịp sống Tây Bắc

Thứ bảy, 07/12/2013 - 21:15

(Thanh tra) - Vùng cao Tây Bắc có 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Nơi đây là "mái nhà" của hơn 30 dân tộc (Thái, Mường, Tày, Dao, Mông, Khơ Mú, Kinh, Xi Mun, Mảng, Kháng, Sán Chau, Nùng...) anh em cùng chung sống. Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bộ mặt nông thôn vùng cao Tây Bắc đã có nhiều khởi sắc.

Vải thổ cẩm, sản phẩm do đồng bào sản xuất. Ảnh: Hồng Bài

Không còn nữa những nhà tranh vách nứa xiêu vẹo; không còn nữa cảnh leo lắt đèn kỳ, người phụ nữ căng mắt ngồi vá chằng vá đụm từng tấm áo, chiếc quần; mất rồi hình ảnh mâm cơm độn củ khoai, củ vớn, chan bát canh rau rừng nhạt muối; hết rồi hình ảnh những đứa trẻ nheo nhóc thất học, những mái trường lợp lá cọ, cỏ tranh... 

Nông thôn vùng cao Tây Bắc hôm nay đổi thay từng ngày. Xóm bản lấp lóa những nếp nhà mới khang trang, đường làng ngõ xóm được bê tông hóa. Đêm về, ánh điện bừng sáng mọi nhà. Xã nào cũng có Trạm y tế, nhà văn hóa, trường học từ cấp Mầm non đến THCS; huyện nào cũng có 2 - 3 trường THPT xây dựng kiên cố, khang trang. Đồng bào Dao, Tày, Mường, Thái, Mông, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Xin Mun... ở Tân Lạc, Mai Châu (Hòa Bình), Vân Hồ, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Sông Mã (Sơn La), Mường Lay, Mường Ảng, Tủa Chùa (Điện Biên), Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Trấn Yên (Yên Bái)... đã đuổi cái đói, cái nghèo ra khỏi bản, đón cuộc sống ấm no về từng mái nhà, thôn, xóm. Bằng nghị lực, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, đồng bào đã "vẽ" lên bức tranh quê hương muôn màu, sinh động giữa non xanh, núi biếc.

Chuyến đi của chúng tôi lên các tỉnh vùng cao Tây Bắc giữa lúc đồng bào đang thu hoạch ngô, sắn, đang vào mùa cam, quýt, mía tím... Làng bản rậm rịch chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc và Tết đồng bào Mông. Chúng tôi đã ghi nhận được những hình ảnh về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Trong đó nét chung nhất, ấn tượng nhất là đồng bào đã bỏ hẳn tập quán sản xuất độc canh, tự cung tự cấp. Sản phẩm nông nghiệp như ngô, lúa, rau, quả, lợn, gà... không còn quẩn quanh trong bản trong Mường bởi đều đã trở thành những sản phẩm hàng hóa vươn xa ra thị trường khắp miền quê đất nước, đem lại nguồn thu lớn cho người dân. 

Mối liên kết giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa vùng cao Tây Bắc với các tỉnh đồng bằng không còn cách trở. Nông thôn có chợ trung tâm, xóm bản có đường ô tô, vùng sông nước có tàu, thuyền. Sản phẩm vùng cao xuống núi về xuôi, sản phẩm miền xuôi ngược đèo lên non. Sự trao đổi, giao thoa này đã lấp đầy, bù đắp khoảng trống thiếu hụt nhu cầu tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào vùng cao Tây Bắc. 

PV xin chuyển đến bạn đọc Báo Thanh tra một số hình ảnh về nhịp sống sinh động của đồng bào vùng cao Tây Bắc.

Đồng bào Mường Ngổ Luông (Tân Lạc, Hòa Bình) được mùa su su. Ảnh: Hồng BàiMùa "vàng" trên đất Lóong Luông (Mộc Châu, Sơn La). Ảnh: Hồng Bài

Niềm vui bà cháu bên vườn rau xanh. Ảnh: Hồng Bài

Đồng bào đưa hàng xuống chợ. Ảnh: Hồng Bài

Chợ vùng cao, hàng Việt đánh bật hàng "Tàu". Ảnh: Hồng Bài

Giầy dép Việt được ưa thích tại chợ vùng cao. Ảnh: Hồng Bài

Giúp mẹ bán hàngẢnh: Hồng Bài 

 Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

Du lịch Quảng Ninh: Nước rút về đích

(Thanh tra) - Trong tháng 11, toàn tỉnh Quảng Ninh ước đón 1,22 triệu lượt khách du lịch, qua đó, góp phần nâng tổng số khách du lịch đến với tỉnh 11 tháng năm 2024 đạt 17,989 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt gần 43.549 tỷ đồng. Hai con số này lần lượt tăng 21% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái…

Trọng Tài

12:22 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm