Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phương Anh

Thứ ba, 21/11/2023 - 16:12

(Thanh tra) - Ngày 21/11, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: PA

Hội thảo nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch Thủ đô; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các định hướng quan trọng theo Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị khóa XIII về “phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phát biểu dẫn đề hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, việc tổ chức lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, là một trong những nội dung quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên cơ sở đề cương định hướng được Ban Chấp hành Đảng bộ TP thông qua, Dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được xây dựng với tinh thần khẩn trương, phương pháp tích hợp, đồng bộ, cách làm linh hoạt, sáng tạo, đổi mới; với mục tiêu xuyên suốt đó là "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô".

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, hiện nay, Hà Nội đang tiến hành các bước xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch Thủ đô Hà Nội được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá.

Nội dung chủ yếu của quy hoạch Thủ đô Hà Nội bao gồm: 5 quan điểm phát triển, 8 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá và 2 ưu tiên thực hiện (vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…).

Thủ đô Hà Nội được nghiên cứu tổ chức thành 5 vùng phát triển kinh tế - xã hội, 5 không gian chú trọng phát triển (không gian văn hóa, không gian xây dựng, không gian ngầm, không gian xanh, không gian số), các định hướng quy hoạch các ngành, lĩnh vực, địa bàn được tập trung theo 5 tuyến hành lang và vành đai kinh tế, gắn với 5 trục phát triển, cùng với hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ (hệ thống đường vành đai và đường sắt đô thị).

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận 2 nhóm vấn đề lớn: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thực tiễn xây dựng và thực hiện quy hoạch các ngành và quận, huyện TP Hà Nội để sử dụng hiệu quả các nguồn lực thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hơn 60 bài tham luận và ý kiến phát biểu gửi đến, trình bày tại hội thảo thể hiện tâm huyết, khát vọng được đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: PA

Bên cạnh đó, các đại biểu thảo luận, gợi ý đối với nội dung về kết nối vùng, làm tốt vai trò động lực phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của đất nước, khát vọng về một thành phố toàn cầu. Bên cạnh đó, gợi ý những nội dung cần chú trọng ưu tiên trong kỳ quy hoạch này như: Khai thác, phát huy vai trò sông Hồng; phát triển nông thôn; xử lý ô nhiễm môi trường đô thị; phát triển hạ tầng, đặc biệt hạ tầng số... Các mô hình, ý tưởng phát triển đặc sắc, gắn với phát triển Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại - Thành phố kết nối toàn cầu.

Các điều kiện, giải pháp để thực hiện tốt quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt theo quy định. Trong đó, tập trung vào các giải pháp hoàn thiện thể chế (trong đó có các mô hình quản trị đối với các đô thị đặc thù của Hà Nội như thành phố thuộc Thủ đô); các vấn đề về phân cấp, phân quyền; các giải pháp huy động nguồn lực; sự phối hợp giữa thành phố với các bộ, ngành; các giải pháp hợp tác vùng, hợp tác quốc tế…

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, quy hoạch Hà Nội sẽ có nhiều trục phát triển nhưng cần nhấn mạnh hơn với một tinh thần nhất quán về trục phát triển sông Hồng: Tâm linh, môi trường, giao thông, cây xanh, mật độ xây dựng và kiến trúc, văn hóa...

Do vậy, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà gợi ý, quy hoạch Hà Nội theo hướng là thành phố di sản, có văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang bản sắc Thủ đô ngàn năm văn hiến; Hà Nội là thành phố sáng tạo, công nghiệp văn hoá phát triển, thành phố thông minh; là điểm đến của du lịch văn hoá, ẩm thực và trung tâm dịch vụ chất lượng cao; thành phố của các sự kiện văn hoá mang tầm quốc tế thường niên; thành phố hiện đại nhưng thanh bình với con người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Còn theo GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải quán triệt sâu sắc và thống nhất thực hiện triết lý phát triển Thủ đô.

“Nói một cách giản dị đó là những tư tưởng chủ đạo, những quan điểm có ý nghĩa định hướng, dẫn dắt cộng đồng và con người thực hiện thành công mục tiêu phát triểnThủ đô”, GS.TS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.

Theo GS Phùng Hữu Phú, triết lý phát triển Thủ đô được hình thành trên cơ sở đánh giá, phân tích đặc điểm địa chính trị, kinh tế của Hà Nội; xuất phát từ việc xác định mục tiêu phát triển và được xác định từ việc đánh giá bản sắc và những lợi thế vượt trội của Hà Nội. Nghị quyết số 15-NQ/TW “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là một trong những cơ sở quan trọng để xác định triết lý phát triển của Hà Nội.

Từ việc phân tích những nét đặc sắc, đặc trưng của Hà Nội, GS.TS Phùng Hữu Phú nêu triết lý phát triển Thủ đô với 5 mệnh đề, 20 chữ: “Phát sáng nhân tài - Khai phóng trí tuệ - Lan toả nhân văn - Hoà điệu tự nhiên - Tiến cùng thời đại”. Triết lý này cần được thể hiện, quán triệt trong toàn bộ quá trình lập và triển khai thực hiện quy hoạch Thủ đô.

Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ sự trân trọng với những tham luận, ý kiến đóng góp tại hội thảo. TP mong muốn sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đặc biệt là các chuyên gia, nhà khoa học góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô và quy hoạch Thủ đô Hà Nội.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, ban tổ chức hội thảo sẽ tiếp tục hoàn thiện nội dung. Đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác lập quy hoạch Thủ đô mà thành phố đang triển khai thực hiện, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm