Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng Báo cáo Quốc gia thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

Thứ ba, 26/07/2011 - 22:38

(Thanh tra) – Nhằm đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng công tác phòng chống tham nhũng, ngày 26/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo xây dựng dự thảo Báo cáo quốc gia thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Quang cảnh Hội nghị

Trong chu trình đánh giá đầu tiên (2010 – 2014), Liêp hợp quốc tập trung đánh giá việc các quốc gia thực hiện Chương III - Hình sự hóa và thực thi pháp luật và Chương IV - hợp tác hóa quốc tế. Các quốc gia thành viên phải trả lời 171 câu hỏi trong Danh mục tự đánh giá đề cập đến nội dung hai chương này.

Các chuyên gia quốc tế đánh giá, hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng của Việt Nam có những bước tiến bộ rất tốt so với nhiểu quốc gia trên thế giới. So với yêu cầu của Công ước đặt ra, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng cơ bản tương thích và đáp ứng.

Ông Nguyễn Quốc Văn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế cho biết, đến nay Dự thảo báo cáo đã trả lời 4 câu hỏi phần chung; 171 câu hỏi tại Chương III, IV của Công ước và 1 câu hỏi về cung cấp thông tin khác có liên quan. Tất cả các câu trả lời đều chú trọng so sánh hiện trạng của pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước và nêu rất rõ các phương án lựa chọn.

“Nhiều câu trả lời có sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc; có nội dung chứng minh, phân tích rất thuyết phục, như câu trả lời của các chuyên gia Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Không có câu trả lời nào lựa chọn phương án “không có thông tin liên quan đến nội dung trả lời của câu hỏi với yêu cầu làm rõ nguyên nhân cản trở việc tiếp cận thông tin”, ông Nguyễn Quốc Văn nói.
 

Thanh tra Chính phủ cho rằng, Dự thảo báo cáo làm tương đối tốt phần phân tích chính sách, so sánh, đối chiếu thực trạng pháp luật của Việt Nam đối với các yêu cầu của Công ước. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin thực tiễn thực thi pháp luật, những khó khăn thách thức, những vụ việc điển hình được đề cập trong báo cáo còn nhiều hạn chế, cần được bổ sung. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị cho rằng cần tiếp tục làm rõ việc thực hiện Công ước trên thực tiễn như thế nào

Việt Nam được lựa chọn là quốc gia sẽ thực hiện quá trình đánh giá vào năm 2011. Các nước đánh giá Việt Nam được xác định gồm Li-băng và I-ta-lia. Dự kiến, trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 8/2011, Việt Nam có trách nhiệm gửi Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước cho Ban Thư ký (UNODC) để bắt đầu quy trình đánh giá chính thức. Quy trình đánh giá bắt đầu với việc rà soát Báo cáo bởi hai quốc gia đi đánh giá. Kết quả rà soát sẽ là căn cứ để Việt Nam và các quốc gia đánh giá, Ban Thư ký tiếp tục các hoạt động tiếp theo như tổ chức các buổi làm việc trực tiếp nhằm làm rõ các nội dung của Báo cáo.

Theo ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Dự thảo Báo cáo đề cập đến 176 câu hỏi, thì có đến 166 câu hỏi cơ bản đã thống nhất việc lựa chọn phương án và đưa ra nội dung trả lời. Hiện nay còn 10 câu hỏi có ý kiến khác nhau với những nội dung cần phải trao đổi thêm để thống nhất nhận thức: ví dụ khái niệm trong khu vực tư. Luật pháp các nước có khái niệm về khu vực công và khu vực tư nhưng luật pháp của Việt Nam thì không phân biệt hay trách nhiệm pháp lý đối với pháp nhân của Việt Nam đã có nhưng trách nhiệm hình sự thì chưa.

“Các đại biểu cũng khuyến nghị, hiện nay xu hướng tội phạm tham nhũng là hình sự hóa. Hình sự hóa không chỉ đối với vấn đề thể hiện, mà hình sự hóa đối với cả pháp nhân. Tuy nhiên các cơ quan nghiên cứu cũng còn có những ý kiến khác nhau. Nên việc xây dựng Báo cáo trả lời như thế nào thì còn phải thảo luận, rất cần nghe tiếng nói từ phía các cơ quan nghiên cứu sâu”.  ông Trần Đức Lượng, nói.

Tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia tiếp tục đóng góp ý kiến các vấn đề: thực tiễn thực thi các quy định tại Công ước của Việt Nam; những khó khăn, thách thức trong việc ban hành, thực thi các công cụ pháp lý nhằm thực hiện các quy định của Công ước; phác thảo kế hoạch nhằm hoàn thiện các công cụ pháp lý về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Công ước; phản ánh chính xác các hỗ trợ kỹ thuật đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là phản ánh nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật trong tương lai nhằm thực thi Công ước.


Sau Hội thảo này, Thanh tra Chính phủ dự kiến sẽ tổ chức buổi làm việc chuyên sâu với một số chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam giới thiệu để tham khảo các ý kiến bình luận, góp ý, các kinh nghiệm của chuyên gia nhằm hoàn thiện Báo cáo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm