Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 06/11/2023 - 16:19
(Thanh tra) - Dự án nâng cấp, cải tạo “chi thường xuyên” hay “đầu tư công”, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, vướng mắc cần có sự giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ở vị trí điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội nói, Chính phủ, các bộ thấy trách nhiệm giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào thì phải có đề xuất.
Để tường minh, ông Vương Đình Huệ cho biết, sẽ mời Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo thêm vấn đề dự án nâng cấp, cải tạo “chi thường xuyên” hay “đầu tư công”, vướng ở đâu?
Các trưởng ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng “mở màn” phiên chất vấn, trả lời chất vấn, sáng ngày 6/11.
Dự án nâng cấp, cải tạo là “chi thường xuyên” hay “đầu tư”?
Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn TP Đà Nẵng) đặt vấn đề: Luật Ngân sách Nhà nước quy định về sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động của bộ máy.
Tuy vậy, Luật Đầu tư công lại quy định về tính chất của dự án đầu tư công dẫn tới cách hiểu cho rằng, toàn bộ các dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp... đều phải sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
“Đề nghị Bộ trưởng Tài chính làm rõ các giải pháp để giải quyết?”, ông Cường chất vấn.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc Hồ Đức Phớc cho rằng vướng mắc cần có sự giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính xác và yên tâm.
Trước quan điểm cho rằng, quy định về các định mức không phù hợp gây ra lãng phí trong đầu tư công, ông Phớc nêu rõ, qua nghiên cứu định mức xây dựngvới một số công trình giao thông, kiến trúc cho thấy không thấy lãng phí, mà nhiều định mức thấp hơn so với chi phí như định mức nhân công.
“Lãng phí ở đầu tư công, chúng tôi không nghĩ là do định mức mà nằm ở quá trình triển khai như ăn bớt khối lượng, chất lượng hoặc để thời gian thực hiện quá dài, lãng phí không đưa vào sản xuất, sử dụng, thiếu vốn, hay vốn chờ thủ tục”, ông Phớc nói.
Bổ sung, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng vướng mắc ở đây “có lẽ không hẳn do Luật Đầu tư công, mà có vướng ở Luật Ngân sách Nhà nước”.
Theo ông Dũng, việc sửa chữa, nâng cấp các dự án tài sản công hiện triển khai bình thường, không vướng mắc, chỉ dự án xây mới thì phải thực hiện quy trình theo Luật Đầu tư công. Hiện Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép dự án dưới 15 tỷ đồng thì được thực hiện theo chi thường xuyên.
Liên quan tới tiết kiệm trong đầu tư công, ông Dũng bổ sung, có thể thất thoát từ khâu chọn dự án, tức là “cái cần làm trước không làm, cái chưa cần làm”.
Ngoài ra, quy mô dự án được xây dựng, làm ở cấp thấp, rồi sau đó lại mở rộng, nâng cấp nên tốn thêm kinh phí bổ sung. Ông Dũng ví dụ, hiện nhiều cao tốc xây dựng hai làn, giờ giờ mở rộng thì rất tốn kém.
Phải có đề xuất, Thường vụ Quốc hội mới giải thích
Ở vị trí điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói thêm về ranh giới giữa chi thường xuyên và chi đầu tư.
Ông Huệ cho hay, theo tờ trình của Chính phủ, các cơ quan Quốc hội khẳng định và trả lời Chính phủ rằng trong thực tiễn, quy định pháp luật không có văn bản, trường hợp nào quy định mức chi thường xuyên, chi đầu tư là căn cứ vào giá trị số tiền.
“Không phải trên 15 tỷ đồng là đầu tư công, còn dưới 15 tỷ đồng là chi thường xuyên. Chúng ta chi lương, giáo dục đào tạo là chi hàng trăm tỷ đồng, đây là tính chất khoản chi chứ không phải căn cứ vào giá trị của khoản chi”, ông Huệ nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cho hay, các cơ quan của Quốc hội cho biết không vướng mắc gì trong Luật Đầu tư công, đề nghị Chính phủ rà soát xem có vướng mắc trong Luật Ngân sách hay không, và kết quả cũng không vướng mắc gì.
Do đó, Quốc hội đưa việc giải quyết nghị quyết đặc thù chi thường xuyên, đầu tư ra khỏi chương trình, không chấp nhận việc này.
“Nếu Chính phủ, các bộ thấy rằng trách nhiệm giải thích pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như thế nào, thì phải có đề xuất, Thường vụ Quốc hội mới giải thích được, chứ Thường vụ Quốc hội không giải thích những gì mà đã rõ hoặc nội dung không có ai yêu cầu giải thích”, ông Vương Đình Huệ nói.
Ông cho biết thêm, vấn đề này đã tranh luận rất nhiều tại diễn đàn Quốc hội.
“Tôi nhớ Bộ trưởng Bộ Tài chính nói “từ nay chúng tôi không nêu lại vấn đề này nữa” nhưng hôm nay bộ trưởng nói lại vấn đề này. Đã 3 lần rồi, chúng tôi đã trả lại văn bản này cho Chính phủ. Có liên quan gì đến Luật Ngân sách hay không trong lần rà soát này, Bộ Tài chính không nói là có vấn đề phải rà soát”, theo lời Chủ tịch Quốc hội.
“Trình 3 lần rồi, mệt quá nên không nói nữa, chứ không phải đồng ý”
Ở khía cạnh này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đã nghiên cứu kỹ Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách. Theo đó, Luật Đầu tư công 2014 “trói” toàn bộ các hoạt động trong đầu tư công, như dự án sửa chữa, nâng cấp mở rộng tài sản công không phân biệt giá trị dự án bao nhiêu tiền.
Ở khía cạnh này, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đã nghiên cứu kỹ Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách. Theo đó, Luật Đầu tư công 2014 “trói” toàn bộ các hoạt động trong đầu tư công, như dự án sửa chữa, nâng cấp mở rộng tài sản công không phân biệt giá trị dự án bao nhiêu tiền.
Luật Đầu tư công cũng quy định các khoản chi về đầu tư, nếu không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm thì không được chi.
Cạnh đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn, nếu không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn là vi phạm. “Chính điều đấy trói cả chi phí làm quy hoạch, chi phí để chuẩn bị đầu tư hay các vấn đề như hỗ trợ lãi suất cũng đưa vào Luật Đầu tư công”.
Điều này dẫn tới thực trạng, các ngân hàng thương mại Nhà nước nợ 2.200 tỷ đồng nhưng vẫn không bố trí kinh phí được để hỗ trợ cho các ngân hàng chính sách. Hay nhiều nơi nhà cửa hỏng mà không có kinh phí sửa…
“Thế nào cũng được, vấn đề là phải làm cho đúng, đừng đẩy trách nhiệm này cho người quản lý, sau này bị kỷ luật, bị vướng, rất mệt mỏi”, Tư lệnh ngành Tài chính cho rằng, phải giải quyết để đảm bảo kinh tế phát triển, đảm bảo không vướng để cán bộ làm, và khi làm theo chỉ đạo thì không bị sai phạm.
Ông Hồ Đức Phớc giải thích thêm rằng, tại một kỳ họp ông nói sẽ “không nêu vấn đề này nữa, do đã trình 3 lần rồi, mệt quá nên không nói nữa, chứ không phải đồng ý”.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, có 2 tổ tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật: 1 tổ của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng, 1 tổ do Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định phụ trách pháp luật của Quốc hội làm Tổ trưởng.
“Hai tổ rà soát độc lập, tổng hợp từ các bộ, ngành, địa phương lên, liên quan đến hơn 500 văn bản từ thông tư, nghị định cho đến luật, trong đó có Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công, không hề có một bộ nào nói gì về vấn đề này”, ông Vương Đình Huệ nói.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trường hợp có vướng mắc, chúng ta sẵn sàng sửa đổi, bổ sung. Còn nếu chưa rõ, sẵn sàng có giải thích vấn đề, nguyên nhân nằm ở đâu.
Để tường minh, ông Vương Đình Huệ cho biết, sẽ mời Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh báo cáo thêm vấn đề này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân