Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Hương Giang

Thứ hai, 13/01/2025 - 10:23

(Thanh tra) - Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban. Phó ban là Thủ tướng Phạm Minh Chính và nhiều lãnh đạo khác.

Sáng ngày 13/1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng tham dự.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu tại các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trung ương; các điểm cầu cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

 Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan các gian hàng giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp khoa học-công nghệ. Ảnh: P.Thắng

Tại hội nghị, đã công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gồm 19 thành viên, do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc (Phó Trưởng Ban thường trực), Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Thủ trưởng cơ quan kiểm tra Trung ương làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo. 

Con đường thực hiện bước nhảy vọt

Sau đó, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Thái Thanh Quý đã báo cáo tóm tắt tình hình, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thời gian qua; quán triệt, triển khai tinh thần và nội dung cốt lõi của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị.

Theo Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Tuy nhiên, ông Quý cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém khi tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. 

“Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách so với nhóm các nước phát triển. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ số cốt lõi”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói. 

Hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức. Trong khi, việc huy động các nguồn lực cho khoa học - công nghệ và nghiên cứu, phát triển (R&D) chưa hiệu quả. 

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: P.Thắng

Chi cho khoa học công nghệ chưa đạt mức quy định tối thiểu 2% tổng chi ngân sách Nhà nước (năm 2023 chỉ đạt 0,82%) và chi cho R&D mới đạt khoảng 0,67% GDP (trong đó mức trung bình của các nước phát triển là 2-5% GDP). 

Cạnh đó, cơ chế và chính sách cán bộ trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nặng về hành chính, chưa tạo được môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, thu hút nhân tài; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu…

Theo ông Quý, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, đặc biệt là công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, lượng tử, tự động hóa... tác động nhanh, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Điều này cũng làm thay đổi toàn diện phương thức sống, làm việc của con người. 

“Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia”, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay.

Với Việt Nam, theo ông, để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, hướng tới 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước cần có những đột phá, trong đó đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số chính là con đường lựa chọn để thực hiện các bước nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước. 

Đây là điều kiện tiên quyết, thời cơ hiếm có để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả lĩnh vực

Đề cập nội dung cốt lõi của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị, ông Quý cho biết, nghị quyết này đã xác định 5 nhóm quan điểm chỉ đạo, 5 nhóm mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo ông Quý, Bộ Chính trị xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài.  Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt.

Các đại biểu tham dự hội nghị ở điểm cầu Diên Hồng, nhà Quốc hội. Ảnh: P.Thắng

Nội dung cốt lõi của cuộc cách mạng này, bao gồm: thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược. Trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm". 

Song song là bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài. 

Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc “hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí”, làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

Nghị quyết số 57 đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đối sổ.

“Với những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, cần có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép thí điểm. Cần thực hiện một số cơ chế, chính sách như chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo”, ông Quý nêu.

Cạnh đó, có cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. 

Nghị quyết đã đưa ra một số giải pháp mới, mang tính đột phá, đó là cho phép giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn; được sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia, sử dụng tài sản hữu hình và trí tuệ để liên kết, hợp tác khoa học và công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp; đặc biệt là cho phép và khuyến khích các tổ chức nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên
cứu.

Nghị quyết 57 cũng đề ra nhiệm vụ cần phải thu hút, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xác định rõ ngân sách chi phải có trọng điểm và thực hiện theo cơ chế quỹ; có cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, tiếp cận, mua các bí mật công nghệ, học hỏi, sao chép các công nghệ tiên tiến của nước ngoài. 

“Đây là nội dung mang tính đột phá, cho phép thực hiện cơ chế đặc biệt trong những trường hợp cần thiết”, theo lời Phó Ban Kinh tế Trung ương.

Ngoài ra, Nghị quyết 57 cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng; phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyến đối số quốc gia.

Các số liệu thống kê cụ thể cho thấy, nước ta có 423 tổ chức nghiên cứu và phát triển với quy mô khác nhau, tập trung chủ yếu ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Hiện có gần 900 doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, 208 quỹ đầu tư, 84 vườn ươm, 20 trung tâm khởi nghiệp sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đứng thứ 56/100 quốc gia; TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lọt vào top 200 TP khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu.

Đáng chú ý, đến hết năm 2024, tỷ trọng kinh tế số trong GDP ước tính 18,3%. Năm 2024, công nghiệp công nghệ số đạt doanh thu 152 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 132 tỷ USD.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

“Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển”

“Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển”

(Thanh tra) - “Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển”, Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt.

Hương Giang

13:38 13/01/2025
Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10"

Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10"

 (Thanh tra) - “Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Hương Giang

12:48 13/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm