Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 12/07/2018 - 19:14
(Thanh tra)- Thảo luận tại phiên họp ngày 12/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa đồng ý tăng thuế môi trường đối với xăng dầu do còn nhiều ý kiến khác nhau…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: quochoi.vn
Đề nghị tăng trần
Theo tờ trình của Chính phủ, mức thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng, dầu sẽ được tăng tối đa trong khung cho phép. Cụ thể, thuế môi trường với xăng (trừ ethanol) sẽ tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít.
Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 500 đồng/lít. Dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.100 đồng/lít. Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg, tăng 1.100 đồng/kg. Dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.700 đồng/lít. Riêng nhiên liệu bay được giữ nguyên như hiện hành, vì mức thuế hiện đã ở mức trần trong khung thuế cho phép.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản hiện đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và châu Á, khi đứng vị trí 47 trong tổng số 167 quốc gia (thấp hơn 120 nước). Giá xăng của Việt Nam thấp hơn Lào là 5.556 đồng/lít, Campuchia là 3.745 đồng, Trung Quốc là 1.468 đồng, Singapore là 17.394 đồng/lít...
Việc điều chỉnh tăng mức thuế môi trường với các mặt hàng bảo đảm trong khung thuế cho phép và phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Luật thuế Bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính tính toán, với phương án điều chỉnh như trên, số thu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu là 55.096 tỷ đồng mỗi năm, tăng 14.368 tỷ đồng.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng thừa nhận, việc tăng thuế sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng 0,11-0,15%.
“Tuy nhiên, tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ khuyến khích sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm; góp phần khuyến khích sản xuất, tiêu dùng hàng hóa thân thiện với môi trường (như xăng E5, xăng E10, dầu diesel B5…). Từ đó sẽ giảm phát thải ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đi liền giảm ô nhiễm môi trường”, ông Dũng nhấn mạnh.
Lo quá cao, đột ngột
Cơ bản nhất trí việc cần điều chỉnh sắc thuế này, ở góc độ cơ quan thẩm tra - theo Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Chính phủ cần báo cáo, làm rõ hơn một số nội dung.
“Trong điều kiện hiện nay, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29%, dần tiệm cận mức Quốc hội giao 4%. Để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, đề nghị cân nhắc việc tăng thuế suất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải nói.
Với dầu mazut, có ý kiến nêu đây vẫn là đầu vào của một số ngành sản xuất hàng hóa, việc điều chỉnh tăng thuế suất ở mức trên 100%, tương đương mức tăng là 1.100 đồng/lít là cao, tác động đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và cuộc sống của người dân. Do đó, đề nghị tăng thuế suất đối với dầu mazut ở mức thấp hơn.
Còn mặt hàng dầu hỏa, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, mức tăng thuế suất như tờ trình của Chính phủ là quá cao và đột ngột, có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân tại vùng sâu vùng xa chưa có điện.
“Ngoài ra, từ 1/9/2018 khi vào năm học mới, nhiều địa phương sẽ thực hiện lộ trình tăng mức học phí các cấp… nên thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết cần được xem xét và cân nhắc cho phù hợp”, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải lưu ý.
Chưa biểu quyết
Thảo luận, nhiều ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ băn khoăn về thời điểm, lộ trình, tác động đến CPI, hiệu ứng xã hội... Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, xăng dầu là nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất và với đa số người dân nên điều chỉnh sẽ tác động rất lớn đến xã hội và nền kinh tế. Do đó, khi tăng thuế, cần phải tính toán kỹ lưỡng.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga thì quan tâm đến chi phí cơ cấu hình thành giá xăng và đề nghị bàn kỹ thêm. Còn Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, việc tăng thuế môi trường với xăng dầu chắc chắn sẽ tác động tới CPI. “Nếu tăng thuế này Chính phủ có kiểm soát được CPI dưới 4% hay không?”, ông băn khoăn.
Hơn một lần giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, việc điều chỉnh thuế môi trường lần này đều nằm trong khung, luật quy định. Việc yêu cầu các doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí là đúng và cần đưa vào Nghị quyết. Ngoài doanh nghiệp, các đối tượng sử dụng xăng dầu cũng phải tiết kiệm.
"Tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng này có thể chúng ta sẽ thêm vài ngàn tỷ đồng nhưng chưa biết diễn biến tình hình thế nào... Lắng nghe các ý kiến thảo luận, tôi biết vẫn còn nhiều ý kiến lăn tăn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu và đề nghị, cơ quan thường trực Quốc hội chưa biểu quyết, chưa ban hành Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng, dầu, than đá...
Do chưa biểu quyết thông qua tại kỳ họp Thường vụ Quốc hội lần này, dự thảo Nghị quyết biểu thuế môi trường sẽ được cơ quan thường trực Quốc hội tiếp tục thảo luận ở kỳ họp sau.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền