Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 26/10/2023 - 11:32
(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình nghị sự kỳ họp 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chiều ngày 26/10. Liên quan đến việc Tổng liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư nhà ở xã hội. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: chinhphu.vn
Dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023), Chính phủ đề xuất quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.
Khi thảo luận, một số ý kiến đại biểu tán thành, số khác đề nghị không quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân mà trách nhiệm này thuộc về UBND cấp tỉnh.
Nhiều ý kiến khác đề nghị làm rõ kinh phí đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư là từ nguồn nào.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành cần tăng cường các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.
Việc này để nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc, bảo đảm an sinh xã hội cho công nhân, người lao động là đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Theo cơ quan thường trực của Quốc hội, đây là chính sách mới. “Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân cần được đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở yêu cầu thực tiễn, điều kiện về nguồn lực, năng lực thực hiện, quy định chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi và sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật”, báo cáo nêu.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án xin ý kiến Quốc hội.
Phương án 1, quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê để bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Để khả thi, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có giải pháp cân đối nguồn lực để bảo đảm tính khả thi của dự án đầu tư do đây là các dự án nhà ở cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài.
Ngoài ra, một số quy định liên quan tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cần sửa đổi để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cho thuê nhà ở xã hội...
Phương án 2, chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi). Vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua (theo quyết định của Thủ tướng) còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong luật.
Với cơ chế như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất (sử dụng nguồn vốn tài chính công đoàn, chỉ thực hiện dự án nhà ở xã hội để cho thuê, thu hồi vốn chậm) sẽ khó khăn về nguồn lực, khó bảo đảm thực hiện được mục tiêu của chính sách.
Vì vậy, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật nêu, đa số ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội “tán thành với phương án 1”.
Nhà xã hội chỉ cho thuê “không phát huy hiệu quả”
Liên quan đến nhà ở xã hội để cho thuê, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết tổng kết thực tiễn thi hành luật cho thấy “không phát huy hiệu quả do tâm lý muốn sở hữu nhà ở của người dân Việt Nam”. Thực tế, quỹ nhà ở xã hội để cho thuê tại các dự án hầu hết đều không lấp đầy, dẫn đến lãng phí nguồn lực.
“Nếu nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng chỉ để cho thuê thì Nhà nước phải bỏ ra nguồn lực rất lớn để đầu tư xây dựng và quản lý vận hành. Điều này đã được Bộ Xây dựng đánh giá là vượt quá khả năng của ngân sách Nhà nước hiện nay”, theo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.
Để hài hòa nhu cầu của người dân và nguồn lực Nhà nước, Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh lý dự thảo theo hướng dự án nhà ở xã hội được đầu tư công chỉ được cho thuê, cho thuê mua. Dự án nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn khác của Nhà nước thì được bán, cho thuê, cho thuê mua.
Quy định theo hướng này bảo đảm thẩm quyền linh hoạt của Chính phủ trong chỉ đạo thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội căn cứ vào khả năng bố trí nguồn lực nhà nước từng thời kỳ, cơ quan thường trực Quốc hội nhận định.
Trường hợp nguồn lực Nhà nước cân đối được thì có thể tập trung chủ yếu phát triển nhà ở xã hội để cho thuê nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nhà ở xã hội của người dân có thu nhập thấp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trung ương thống nhất hệ thống tổ chức TAND, Viện KSND có 3 cấp gồm: TAND và Viện KSND Tối cao, cấp tỉnh, khu vực. Kết thúc hoạt động của TAND, Viện KSND cấp cao và TAND, Viện KSND cấp huyện.
Hương Giang
(Thanh tra) - Trung ương và các đại biểu dự hội nghị thảo luận về công tác chuẩn bị Đại hội XIV và bầu cử Quốc hội khoá XVI, bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 trong ngày làm việc thứ ba Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII.
Hương Giang
Báo Thanh tra
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Hương Trà
Hương Giang
Hương Giang
Báo Thanh tra
Hương Giang
Quang Dân
PV
Hương Giang
Trà Vân
Hà Anh
Hương Giang
Trần Kiên