Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 29/08/2023 - 16:38
(Thanh tra) - Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4 cho ý kiến vào những nội dung lớn còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi ngày 29/8. Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. Ảnh: P.Thắng
Lo ngại rủi ro, hệ lụy khó lường
Nêu ý kiến, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) không đồng tình giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.
Bởi theo ông Hòa, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị, không có chức năng kinh doanh.
“Nhà ở xã hội cho công nhân sẽ được đầu tư để cho thuê, nên nếu giao Tổng Liên đoàn Lao động đầu tư thì sẽ phải thông qua doanh nghiệp trực thuộc. Nếu vậy thì nên giao UBND tỉnh, chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất thực hiện”, ông Hòa nêu quan điểm.
Đại biểu Hòa đặc biệt nhấn mạnh, dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân có số lượng lớn, trong khi nguồn lực theo đề xuất lấy từ nguồn thu phí công đoàn nên sẽ có hạn.
“Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lo cho công dân nhiều mặt khác, chứ không riêng chuyện nhà ở. Cần nghiên cứu lại, không khéo mất cán bộ”, đại biểu đoàn Đồng Tháp lưu ý.
Đồng tình với đại biểu Hòa, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) nói quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân “khó khả thi”.
Bà Phúc phân tích, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không có chức năng kinh doanh. Nếu quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ gây ra những lo ngại.
Thêm nữa, nguồn lực tài chính của công đoàn, lấy chính từ kinh phí doanh nghiệp đóng (2%) và 1% công đoàn viên. “Cần đánh giá tính bền vững, quy định thu - chi, đánh giá lại tác động, hiệu quả công đoàn khi làm nhà ở xã hội”, bà Phúc nói.
Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) là rủi ro, chậm thu hồi vốn. “Quản lý không tốt gây ra hệ luỵ khó lường”, bà nói.
Vì vậy, bà Thuỷ nhất trí với ý kiến Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng đề án báo cáo Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong luật.
Chấm dứt mua nhà ở xã hội kiểu “bốc thăm trúng thưởng”
Ngược lại, đại biểu Lê Thanh Hoàn (đoàn Thanh Hóa) tán thành giao Tổng Liên đoàn Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân.
Ông cũng đề nghị, cần có chủ trương khuyến khích các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận khác tham gia tích cực hơn vào phát triển nhà ở xã hội. “Cần có chính sách cụ thể để chấm dứt tình trạng mua nhà ở xã hội kiểu bốc thăm trúng thưởng thời gian vừa qua”, đại biểu đoàn Thanh Hóa nói.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) thì đề nghị trước mắt quy định Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là một trong các chủ thể đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân và coi đây là trách nhiệm của công đoàn.
“Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có thể thành lập pháp nhân phi lợi nhuận để đầu tư, quản lý hệ thống nhà lưu trú công nhân. Nhà lưu trú chỉ cho thuê với giá ưu đãi cho đối tượng là thành viên công đoàn đang có quan hệ lao động với những tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể”, ông Nghĩ nói.
Đại biểu Nghĩa thông tin, hiện cả nước có khoảng 7 triệu lao động đang làm việc tại gần 400 khu công nghiệp. Tỷ lệ nhà ở phục vụ công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 30% nhu cầu.
Theo khảo sát đầu năm 2023 của Viện Công nhân - Công đoàn, có khoảng 90% công nhân di cư phải thuê trọ tại khu dân cư với điều kiện chật hẹp, ẩm thấp, không đảm bảo tái tạo sức lao động, sinh hoạt lâu dài.
Còn việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, ông Nghĩa đề nghị, tiếp tục lấy ý kiến và đánh giá tác động kỹ hơn và có thể thực hiện trong tương lai.
Đề nghị hạn chế cấp tín dụng mua nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng theo mức tăng dần
Đại biểu Lê Thanh Hoàn cho biết, theo điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ lệ sở hữu nhà ở của các hộ gia đình Việt Nam là 88,1% thuộc nhóm cao nhất thế giới.
“Vậy tại sao nhu cầu nhà ở tại các đô thị vẫn là vấn đề bức thiết?”, ông Hoàn đặt câu hỏi và cho rằng, để trả lời câu hỏi này cần tiếp cận theo hướng nhà là để ở không phải để đầu cơ với kỳ vọng sinh lời trong tương lai.
Từ đó, ông Hoàn đề nghị có chính sách ưu đãi với người mua nhà lần đầu, hạn chế cấp tín dụng với trường hợp mua nhà thứ hai, đánh thuế chuyển nhượng tài sản và nhà ở theo các mức tăng dần.
“Chúng ta phải xác định rõ, Nhà nước có chính sách hỗ trợ để người thu nhập thấp có chỗ ở, không phải để tạo ra thu nhập cao trong tương lai cho người mua nhà ở xã hội”, đại biểu đoàn Thanh Hóa nêu quan điểm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.
Bùi Bình
22:58 22/11/2024(Thanh tra) - Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về chống khai thác IUU, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống khai thác IUU.
Văn Thanh
22:01 22/11/2024Phương Anh
21:55 22/11/2024Nam Dũng
21:38 22/11/2024Trần Kiên
21:14 22/11/2024Thu Huyền
21:08 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương