Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 11/01/2025 - 22:04
(Thanh tra) - Dự kiến 4 bộ sau hợp nhất giữ nguyên tên; chuyển 3 nhóm chức năng, nhiệm vụ về Bộ Công an quản lý… Sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo ý kiến kết luận của Bộ Chính tri, gửi Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18.
4 bộ sau hợp nhất giữ nguyên tên
Theo đó, tên gọi của một số bộ sau hợp nhất đã tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị.
Cụ thể, giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng.
Giữ nguyên tên Bộ Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chỉ riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Giữ nguyên tên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cạnh đó, thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.
Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi hiện nay gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng thông tin thêm, tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về việc điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy.
Theo đó, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về báo chí từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chuyển sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Cạnh đó, điều chỉnh sửa đổi, chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách kinh tế tài chính không bao gồm: chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (do Bộ Chính trị đã quyết định chuyển Viện này về Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).
Chuyển 3 nhóm chức năng, nhiệm vụ về Bộ Công an quản lý
Bộ Nội vụ cũng thông tin, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động; chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý về Bộ Tài chính quản lý.
Tổng công ty Viễn thông Mobifone dự kiến chuyển về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).
Cũng liên quan chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an, dự kiến chuyển 3 nhóm chức năng về bộ này (không làm tăng đầu mối của Bộ Công an).
Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội (đang giao cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý).
Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đang giao cho Bộ Tư pháp quản lý).
Nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đang giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý).
Với 4 nhiệm vụ còn lại theo đề xuất của Bộ Công an, gồm: Nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu; Nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh; Nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; Nhiệm vụ bảo đảm an ninh hàng không, Bộ Nội vụ đề nghị Ban Chỉ đạo của Chính phủ cho ý kiến về nội dung này để làm cơ sở hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan.
Kết quả sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan ngang bộ).
14 bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nội vụ; Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
3 cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5 cơ quan trực thuộc Chính phủ gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đài Truyền hình hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ban Chỉ đạo thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án dự kiến giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ mới có 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan.
Hương Giang
(Thanh tra) - Dự kiến 4 bộ sau hợp nhất giữ nguyên tên; chuyển 3 nhóm chức năng, nhiệm vụ về Bộ Công an quản lý… Sau khi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan.
Hương Giang
Hương Giang
Trọng Tài
Hương Giang
Chính Bình
Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Kim Thành
Trọng Tài
Trung Hà
Trung Hà
Vũ Linh
Đông Hà
Văn Thanh
Hải Hà
Hải Hà