Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 07/10/2024 - 17:18
(Thanh tra) - “Chúng ta không để kéo dài tình trạng thiếu vaccine, thiếu thuốc, vật tư, thiết bị, bởi từ đó dẫn đến giá, phát sinh tiêu cực...”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu ý kiến và đề nghị Bộ Y tế, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu ý kiến về tình trạng thiếu thuốc, thiếu vaccine. Ảnh: P.Thắng
Lưu ý không để kéo dài tình trạng thiếu thuốc, thiếu vaccine, được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu khi góp ý kiến vào các báo cáo công tác dân nguyện tháng 9; kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 7/10.
Cần xem xét trách nhiệm việc để xảy ra thiếu vaccine
Liên quan đến kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề cập đến việc thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo ông Bình, việc thiếu vaccine diễn ra từ cuối năm 2022, nhưng đến tháng 9/2024 vẫn còn chưa được khắc phục triệt để. Điều này, dẫn đến nhiều trẻ em không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi, có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Từ đó, Trưởng Ban Dân nguyện kiến nghị Bộ Y tế có giải pháp quyết liệt bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bộ Y tế cũng cần đánh giá về ảnh hưởng khi trẻ em chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi, nhất là đối với những vaccine được chỉ định tiêm cho trẻ em ngay sau khi sinh ra và đưa ra các giải pháp khắc phục.
“Cần xem xét trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng thiếu vaccine trong thời gian qua; đánh giá tình hình dịch sởi, bạch hầu, ho gà… và mối liên quan với tình trạng thiếu vaccine ở các địa phương; dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh trong thời gian tới”, ông Bình nói.
Giải trình, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, việc thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng diễn ra trên toàn thế giới, rất nhiều nước thiếu, chứ không chỉ ở Việt Nam.
Sau khi nêu nhiều nguyên nhân của việc thiếu vaccine, bà Hương cho hay, nhu cầu vaccine là bộ tổng hợp từ các địa phương, chứ không phải bộ tự tính toán.
Theo đó, các địa phương phải tự rà soát đối tượng tiêm trong năm, các đối tượng chưa được tiêm từ năm trước, đối tượng cần phải tiêm bù, tiêm vét để đề xuất lên Bộ Y tế.
Theo bà Hương, nhiều địa phương đôn đốc rất nhiều lần mới gửi báo cáo đề xuất. “Rút kinh nghiệm, năm 2025, địa phương nào không gửi đúng nhu cầu vaccine thì chúng tôi mua và địa phương đó tự chịu trách nhiệm mua vaccine để đảm bảo nhu cầu...”, bà Hương nói.
Lãnh đạo Bộ Y tế thông tin thêm sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết về kinh phí mua vaccine năm 2024, Chính phủ đã ban hành nghị quyết vào tháng 9 để phân bổ. “Một số vaccine đặt hàng chúng tôi đang hoàn thiện các thủ tục để mua đáp ứng được nhu cầu”, bà Hương nhấn mạnh.
Cần công khai các địa phương làm thiếu trách nhiệm
Về tình trạng thiếu thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng có nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan khi một số cơ sở chưa chủ động trong lập kế hoạch mua sắm, tâm lý e dè trong đấu thầu, mua sắm...
Bà Hương khẳng định, Bộ Y tế đã rất khẩn trương, tập trung giải quyết, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc, thiết bị, vật tư y tế.
“Chúng ta không để kéo dài tình trạng thiếu vaccine, thiếu thuốc, vật tư, thiết bị, bởi từ đó dẫn đến giá, phát sinh tiêu cực...”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu ý kiến và đề nghị Bộ Y tế, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ.
Bà Thanh dẫn ví dụ do thiếu thuốc, thiếu thiết bị y tế dẫn đến bệnh trọng, bệnh yêu cầu điều trị sớm, mổ sớm có khi phải đặt lịch 6-7 tháng. Như vậy, cơ hội để người bệnh chữa được bệnh, có cơ hội sống rất khó khăn.
“Tôi đề nghị kiểm tra, đánh giá, gắn trách nhiệm của các địa phương”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và nhắc lại phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế khi nói nhiều cơ sở, địa phương thiếu quyết liệt, e dè, sợ...
Lưu ý có rất nhiều vấn đề xoay quanh việc thiếu thuốc, vaccine, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế, bà Thanh ví dụ, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, theo quy định máy 1 ngày chạy 3 ca nhưng vì thiếu máy nên chạy 4 ca. Từ đó, có nguy cơ lỗi kỹ thuật, chuyên môn xảy ra như vụ án ở Hòa Bình trước đây.
Hay tình trạng cùng 1 loại sinh phẩm nên giá ở các địa phương khác nhau, thậm chí chênh lệch tới 5-7 lần.
“Chúng tôi thấy Bộ Y tế rất nỗ lực nhưng tình trạng này cải thiện không được nhiều. Đề nghị Bộ Y tế, các địa phương vào cuộc. Một mình Bộ Y tế không thể làm xuể được, phải có trách nhiệm của địa phương xắn tay vào làm”, bà Thanh nói và đề nghị Bộ Y tế cung cấp, công khai các địa phương làm thiếu trách nhiệm.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải chỉ rõ thiếu trang thiết bị vật tư y tế là có.
Không chỉ máy chạy thận, theo bà Hải, còn thiếu bông, băng, gạc, kim tiêm, ống truyền. Bệnh nhân vào sẽ phải mua từ cơ sở quanh đấy hoặc cửa hàng cổng viện. Từ đó, bà đề nghị Bộ Y tế cho biết không đấu thầu được vướng ở đâu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu