Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 17/07/2013 - 10:42
(Thanh tra) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tại buổi làm việc ngày 16/7 với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Thảo Nguyên
Theo báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, những năm qua số lượng tin báo, tố giác tội phạm do Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận, xử lý tăng hơn nhiều so với trước.
Đặc biệt, trong số các vụ án do cơ quan điều tra, viện kiểm sát khởi tố, điều tra tội phạm về tham nhũng chiếm tỷ lệ cao (64/139 vụ tương đương hơn 46%). Tiến độ, chất lượng điều tra luôn đảm bảo, không để xảy ra trường hợp bị đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội hoặc tòa tuyên án bị cáo không phạm tội.
Bên cạnh đó, sau 8 năm thực hiện Nghị quyết 49, ngành Kiểm sát nhân dân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, tích cực và toàn diện các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, công chức trong ngành Kiểm sát …
Ngành Kiểm sát nhân dân cũng đã nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án về cải cách tư pháp, như: “Tổ chức bộ máy, chức năng và nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp”, “Nghiên cứu việc chuyển Viện Kiểm sát thành Viện Công tố”, “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”…
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương đánh giá cao việc thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian qua.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết số 49 của ngành Kiểm sát như: Việc tăng cường vai trò của công tố và gắn công tố với điều tra chưa đạt được nhiều hiệu quả; chưa xây dựng được một nền công tố mạnh và phát huy vai trò kiểm sát hoạt động điều tra.
Chất lượng tranh tụng tại tòa của kiểm sát còn chưa cao, chưa ngang tầm với yêu cầu cải cách tư pháp... Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu, cần đổi mới hơn nữa hoạt động kiểm sát quyền công tố, kiểm sát các cơ quan tư pháp, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa; tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra để tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm.
Theo Phó Thủ tướng, ngành Kiểm sát cần có nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về các vấn đề đang đặt ra để ngành Kiểm sát hoàn thành nhiệm vụ; đồng thời đánh giá sâu hơn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa vì đây là khâu đột phá trong hoạt động xét xử.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, nhất là trong lĩnh vực tư pháp, góp phần tạo cơ chế minh bạch, có kiểm soát, giám sát giữa các cơ quan tố tụng và ngăn ngừa nguy cơ tham nhũng trong hoạt động tư pháp. Viện Kiểm sát tiếp tục tạo đồng thuận trong toàn ngành, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khi được cấp có thẩm quyền thông qua, khẩn trương triển khai tổ chức Viện Kiểm sát khu vực.
Mặt khác, Viện Kiểm sát phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để khi được cấp có thẩm quyền thông qua thì khẩn trương triển khai tổ chức Viện Kiểm sát khu vực…
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024(Thanh tra) - Sáng 12/12, Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Truyền thống; đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024Hải Hà
12:26 12/12/2024Nhật Vượng
Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh