Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 26/06/2024 - 21:20
(Thanh tra) - Cùng với tăng lương, đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát giá hàng hóa, nghiên cứu sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, tăng mức giảm trừ gia cảnh. “Tăng 30% lương, ít nhất giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng được 30%”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Tạ Văn Hạ nói.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Tạ Văn Hạ, cần phải nghiên cứu Luật Thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương. Ảnh: P.Thắng
Chiều 26/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ 1/7.
Đề nghị tăng lương theo GDP để “đỡ vất vả”
Nêu ý kiến, đại biểu Dương Minh Ánh (đoàn Hà Nội) bày tỏ đồng tình với đề xuất của Chính phủ tăng 30% lương cơ sở từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng/tháng; thực hiện tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản, điều chỉnh lương hưu… từ 1/7.
Việc này đáp ứng được một phần sự mong mỏi của cử tri, theo bà Ánh.
Bà Ánh cho hay, một số bộ phận công chức, viên chức, trong đó có ngành giáo dục có nhiều tâm tư, băn khoăn. Bởi, sau 11 năm, chủ trương của Đảng về lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong bảng lương hệ thống lương hành chính sự nghiệp “vẫn nằm nguyên trên giấy”.
“Đến thời điểm hiện nay, các nhà giáo vẫn tiếp tục điệp khúc câu đợi, câu chờ cho đến khi có chính sách tiền lương mới”, bà Ánh nói và tha thiết đề nghị khi nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương tới đây cần thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương, phụ cấp nghề với nhà giáo.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương) nhận định, trong bối cảnh hiện nay, dành được hơn 913 nghìn tỷ đồng để tăng lương là nỗ lực rất lớn.
Theo ông Huân, nếu tiền lương chỉ tăng theo cách để chống lạm phát hoặc bảo đảm đời sống thì không khuyến khích được cán bộ, công chức, viên chức - những người làm việc ở khu vực công.
Ông nhấn mạnh, những người làm việc trong khu vực công, ngoài tự hào về vị trí xã hội, họ phải được yên tâm về thu nhập thì mới gắn bó lâu dài. Đó cũng là cách “chống tham nhũng ngay từ đầu”
“Khi lương đủ lớn, họ đủ để trang trải, nuôi gia đình, xứng đáng theo mức đóng góp GDP tăng trưởng thì lúc đó sẽ không muốn tham nhũng và rất e ngại khi dính vào tham nhũng, bởi họ có thể sẽ mất thu nhập”, ông Huân nói.
Để cải cách toàn diện, đại biểu đoàn Bình Dương đề xuất phải đưa ra công thức tính và căn cứ theo GDP hàng năm. “Có thể, không kịp làm lần này, nhưng về lâu dài phải làm như thế mới căn cơ. Làm thế cũng đỡ vất vả tích trữ, huy động các nguồn ngân sách dự trữ như hiện nay”, ông Huân góp ý.
Không để “lương tăng một chút, giá hàng tăng nhanh hơn”
Cùng với tăng lương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Tạ Văn Hạ (đại biểu đoàn Quảng Nam) đề nghị đẩy mạnh tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy tích cực hơn nữa.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục đặc biệt nhấn mạnh cần phải nghiên cứu Thuế thu nhập cá nhân với mức giảm trừ gia cảnh khi tăng lương. Theo ông, khi tăng lương lên 30%, mức sống tăng thì mức giảm trừ gia cảnh cũng phải tăng 30%, 50% thì mới hợp lý.
Ông Hạ còn lưu ý thực tế trước khi tăng lương thì giá cả đã tăng nên cần có giải pháp bình ổn giá, nhất là với các mặt hàng tiêu dùng.
“Tôi ngạc nhiên, lương chưa tăng mà có những mặt hàng tiêu dùng tăng lên rất nhiều lần. Cho nên, cần phải quan tâm, không đồng lương tăng được một chút, mà gía tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh hơn”, đại biểu đoàn Quảng Nam nói.
Để hạn chế bớt việc ảnh hưởng của tăng lương cơ sở dẫn đến lạm phát, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt theo lạm phát mục tiêu 4% và phải giữ cho được ổn định tỷ giá.
Song song là điều chỉnh các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước quản lý như điện, học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh phải giãn ra, không cùng một lúc và cách xa ngày 1/7.
Hàng hóa phải bảo đảm nguồn, không để thiếu hàng. “Quan trọng nhất là phải kiểm soát lạm phát tâm lý, lạm phát tin đồn, lạm phát domino, té nước theo mưa và phải tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử phạt nghiêm minh những vấn đề liên quan đến pháp luật về giá”, ông Ngân nhấn mạnh.
Giải trình sau đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, tăng lương lần này, dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 0,7%, trong khi GDP tăng trưởng có thể đóng góp thêm 0,21%. Điều này chủ yếu là tâm lý, còn nhu cầu do tăng lương “có nhưng không cao”. Cung cầu hàng hóa đáp ứng được, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Phó Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.
Hương Giang
16:19 23/11/2024Hương Giang
16:09 23/11/2024Hương Giang
15:08 23/11/2024Hương Giang
10:45 23/11/2024Hương Giang
09:06 23/11/2024Cảnh Nhật
Hương Giang
Văn Thanh
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Chu Tuấn - Quang Danh
H.Trang
Văn Thanh
Bùi Bình
Trung Hà
Bùi Bình