Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 29/08/2024 - 13:16
(Thanh tra) - “Sửa đổi Luật Điện lực lần này có chống được độc quyền hay không? Nhà nước sẽ độc quyền đến đâu?” được Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế đặt ra tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 29/8.
Đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh nêu: “Sửa đổi Luật Điện lực, Nhà nước sẽ độc quyền đến đâu?”. Ảnh: P.Thắng
Tại Điều 5, dự thảo luật quy định xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư, khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Mọi thành phần kinh tế được tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện.
Dự thảo luật quy định rõ, Nhà nước giữ độc quyền về điều độ hệ thống điện; đầu tư các dự án điện hạt nhân, thủy điện đa mục tiêu, các nguồn, lưới điện khẩn cấp và lưới truyền tải điện quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên.
Nhà nước cũng độc quyền vận hành lưới truyền tải điện, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư, xây dựng.
“Đến khi nào hết độc quyền, đến khi nào người dân ít phép tắc hơn?”
Nêu ý kiến, ông Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế nêu loạt câu hỏi: Sửa Luật Điện lực lần này có chống được độc quyền hay không? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại đầu tư cho các ngành kinh tế khác thế nào?
Ông Minh ví dụ, ngành viễn thông đã bỏ độc quyền “rất xuất sắc”. “Cách đây mấy chục năm, gọi một cuộc điện thoại mất mấy ngàn đồng. Một tháng lương dùng điện thoại cũng hết. Còn hiện giờ chúng ta dùng rất thoải mái, rất tốt”, ông nêu.
Theo nhận định của ông, dự thảo luật quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, nhưng chưa nêu cụ thể ở cấp độ nào. “Đến khi nào hết độc quyền, đến khi nào người dân ít phép tắc hơn, tham gia vào thị trường nhiều hơn, và mọi thứ minh bạch”, đại biểu Đinh Ngọc Minh đặt vấn đề.
Thẩm tra dự án luật này, Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng đề nghị rà soát, làm rõ những chính sách về phát triển điện lực để đảm bảo tạo điều kiện thu hút nhà đầu tham gia vào lĩnh vực năng lượng.
Trong đó, thường trực ủy ban này đề nghị cân nhắc việc, Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư xây dựng.
“Nhà nước không nên độc quyền toàn bộ phần truyền tải, chỉ nên độc quyền với các đường dây cao áp, siêu cao áp (từ 35kV trở lên)”, Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường nêu quan điểm. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị rà soát quy định Nhà nước độc quyền đầu tư các dự án nhà máy thuỷ điện đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp. Bởi quy định này, theo Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, phạm vi là quá rộng, sẽ làm hạn chế cơ hội huy động nguồn lực xã hội để phát triển điện lực.
“Giảm độc quyền tối đa, vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng”
Giải trình sau đó, Thứ trưởng Công thương Trương Thanh Hoài cho rằng, Điều 5, dự thảo luật đã quy định rõ Nhà nước sẽ độc quyền ở khía cạnh nào, khâu nào trong phát triển điện lực.
Theo ông Hoài, Nhà nước sẽ chủ yếu độc quyền trong điều độ hệ thống điện. Còn đầu tư, Nhà nước độc quyền với các dự án đa mục tiêu, công trình quan trọng, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia, như các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…
Về độc quyền trong truyền tải điện, ông Hoài khẳng định Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 35kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên kết sẽ thực hiện xã hội hóa.
Ông nhắc lại mục tiêu an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, một số lĩnh vực xương sống, Nhà nước sẽ phải độc quyền, còn các lĩnh vực khác sẽ xã hội hóa.
“Giảm độc quyền tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng theo định hướng của Đảng và Nhà nước”, Thứ trưởng Bộ Công thương nói.
Ông Hoài thông tin thêm, thực tế nguồn điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ còn 38% trong tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Việt Nam đang từng bước hình thành các thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo công khai, minh bạch.
Thêm nữa, từ đầu tháng 8, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chuyền từ EVN về Bộ Công Thương. Do đó, EVN và các tập đoàn tham gia thị trường điện như một chủ thể thông thường, theo lời Thứ trưởng Bộ Công thương.
Theo chương trình, Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 8 vào tháng 10 tới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý