Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 23/05/2022 - 06:00
(Thanh tra) - Sửa đổi Luật Thanh tra; đầu tư 5 dự án giao thông lớn; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa… là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, xem xét, quyết định tại kỳ họp 3.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết tại Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 23/5, khai mạc kỳ họp 3, Quốc hội bước vào chương trình nghị sự bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Thông qua 5 dự án luật, cho ý kiến 6 dự án luật khác
Theo chương trình, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến với 6 dự án luật khác, trong đó có dự án Luật Thanh tra sửa đổi.
Sau hơn 10 năm thi hành, Luật Thanh tra năm 2020 đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc, làm giảm hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra. Cụ thể, sự phân định về phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra chưa rõ ràng; quy định hình thức thanh tra, thời hạn thanh tra chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc biệt, việc thu hồi tiền, tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích được phát hiện trong quá trình thanh tra và khắc phục kiến nghị xử lý sau thanh tra đạt tỷ lệ thấp. Thực hiện kiến nghị trong các kết luận thanh tra gặp khó khăn do chưa quy định cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân có vi phạm, nhất là những người đứng đầu...
Vì vậy, sửa đổi Luật Thanh tra là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến công tác thanh tra; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân...
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 8 chương và 116 điều (trong đó, bổ sung thêm 61 điều, sửa đổi 41 điều và lược bỏ 24 điều so với luật hiện hành).
Dự luật quy định về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, cục, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện, thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan Nhà nước khác).
Cạnh đó, là quy định về thanh tra viên; hoạt động thanh tra; thực hiện kết luận thanh tra; phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán Nhà nước, điều tra và xử lý chống chồng chéo, trùng lặp trong các hoạt động này…
Theo đánh giá, việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù tại dự thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm tạo công cụ pháp lý hữu hiệu để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế tạo đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra.
Dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa quy định 10 chính sách. Trong đó, có 4 chính sách về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; 2 chính sách về quản lý đất đai; tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công; thu hút đầu tư trong khu Kinh tế Vân Phong; về phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại tỉnh Khánh Hòa.
Xem xét, quyết định loạt vấn đề quan trọng của đất nước
Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án giao thông lớn: Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 TP HCM; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng...
Báo cáo Chính phủ gửi đến Quốc hội cho biết, so với báo cáo tại kỳ họp 2 thì kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 sau khi đánh giá bổ sung có “một số thay đổi tích cực” như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm chỉ tăng 1,84% (số đã báo cáo Quốc hội là dưới 4%); thu ngân sách đạt khoảng 1.568,4 nghìn tỷ đồng, tăng 202,9 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo…
Song có 5/12 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra (tăng 1 chỉ tiêu là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội chỉ đạt 4,71%).
Với những tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I đạt khá, ước tăng 5,03% so với cùng kỳ; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Tình hình đăng ký kinh doanh rất tích cực. Tính chung 4 tháng, có hơn 80,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, cao nhất cùng kỳ từ trước đến nay. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh.
Chính phủ nhận định, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ số CPI tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp 02 lần cùng kỳ các năm 2018-2021, tạo áp lực lớn lên điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cả năm 2022, làm giảm hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trong khi, giá dầu tăng cao; giải ngân vốn đầu tư công chậm; đến ngày 25/4, vẫn còn 17 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân (0%) kế hoạch đầu tư vốn năm 2022. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn…
Vì vậy, để đạt các mục tiêu Quốc hội giao, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, tập trung, ưu tiên toàn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình Phòng, chống dịch COVID-19.
Song hành là chủ động có kịch bản điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, xăng dầu.
Giải pháp nữa là triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 43 của Quốc hội về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội; tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2022…
Phải dồn sức thúc đẩy đầu tư công
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, đây là lúc Quốc hội, các đại biểu Quốc hội cần quyết liệt hơn, tạo sức ép hơn nữa để đôn đốc việc triển khai các dự án quan trọng cấp bách, đặc biệt là những dự án giao thông các tỉnh phía Nam.
Theo nguyên Viện trưởng CIEM, lúc này rất cần rút ngắn thủ tục, quy trình như giảm bớt việc chứng minh sự cần thiết, sự hiệu quả… nếu không các dự án sẽ tiếp tục kéo dài. “Dự án nào chuẩn bị tốt cho làm trước, đủ tiêu chí là làm. Nếu cứ chờ nhau thì tất cả cùng chậm”, ông Cung ví von “tốc độ cả đàn sếu không nên để phụ thuộc của con cuối cùng”.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai gói phục hồi kinh tế đúng tiến độ, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lưu ý chưa khi nào, chúng ta xem xét, quyết cùng lúc 5 dự án giao thông trọng điểm như tại kỳ họp này.
Theo ông, trong bối cảnh Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang dồn sức để thúc đẩy đầu tư công thì điều quan trọng là tốc độ, tức phải chớp thời cơ để Việt Nam phục hồi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên