Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu

Hương Giang

Thứ ba, 03/01/2023 - 12:13

(Thanh tra) - Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu (tăng 7 bậc so với với năm 2021).

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh

Chuyển đổi số quốc gia triển khai sâu rộng, thực chất

Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 3/1, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh trình bày báo cáo về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; tình hình và kết quả kinh tế - xã hội năm 2022; phương hướng và nhiệm vụ năm 2023.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Chính phủ đánh giá tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, vượt dự báo khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Song với phương châm hành động “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm tăng 3,15%; tăng trưởng GDP đạt 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Thu ngân sách vượt 26,4% dự toán, tăng 13,8% so với năm 2021. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 732,5 tỷ USD; trong đó xuất khẩu 371,85 tỷ USD, tăng 10,6%; xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp, đạt 11,2 tỷ USD.

Toàn cảnh hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương. Ảnh: N.Bắc

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 11,2%. Có trên 102 triệu lượt khách trong nước và 3,7 triệu lượt khách quốc tế. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 310km đường bộ cao tốc, thông xe kỹ thuật 255km; khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Chính phủ tăng cường thanh tra, giám sát, có biện pháp quyết liệt để bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; tập trung chấn chỉnh, xử lý sai phạm, tháo gỡ vướng mắc cho các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản; thúc đẩy phát triển thị trường lao động.

Đáng chú ý, Chính phủ đã tập trung hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Bộ máy của các bộ, ngành, địa phương gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục rà soát, sắp xếp lại; đã cắt giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương, 8 cục, 145 vụ/ban (thuộc bộ và tổng cục); giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập.

Song song với đó, chuyển đổi số quốc gia được triển khai một cách sâu rộng, thực chất. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử được triển khai sâu rộng ở các cấp, ngành, địa phương.

Đến nay, đã cấp gần 77 triệu căn cước công dân gắp chíp điện tử cho công dân; kích hoạt gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử; xác định thông tin chính xác của gần 50 triệu thuê bao di động. Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu (tăng 7 bậc so với với năm 2021).

Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, qua đó chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực…

Phấn đấu năm 2023, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt khoảng 15,5%

Từ kết quả đạt được năm 2022, trong dự thảo nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: N.Bắc

Dự thảo nghị quyết nêu rõ 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành, xác định 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu với 142 nhiệm vụ.

Theo đó, 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành là bám sát các nghị quyết, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, luôn bình tĩnh, tự tin, chủ động, không điều hành giật cục.

Đồng thời, tâng cao năng lực phân tích dự báo, chủ động kịch bản ứng phó, đồng bộ thống nhất trong chỉ đạo, hoàn thiện thể chế. Phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh…

Trong 11 giải pháp được đề ra, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.

Tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng Chính phủ số; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sớm khắc phục tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và tình trạng công chức, viên chức xin nghỉ việc.

Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, tính độc lập, tự chủ, trong đó phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt khoảng 15,5%.

Giải pháp nữa được đưa ra là tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên kết vùng và hạ tầng đô thị lớn.

Ngoài ra, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, phát triển đồng bộ văn hóa, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đẩy mạnh hội nhập, thông tin truyền thông…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm