Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 27/11/2024 - 18:35
(Thanh tra) - Theo quy định hiện hành, điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Tại dự thảo luật sửa đổi trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất tiếp tục giữ nguyên nội dung này.
Thảo luận về Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi chiều 27/11, nhiều đại biểu Quốc hội nêu quan điểm không đồng tình với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hòa nhiệt độ.
Giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định trên thế giới còn nhiều nước áp thuế với điều hòa nhiệt độ như Hàn Quốc, Na Uy, Tây Ban Nha, Anh…
Tuy nhiên, ông Phớc đồng tình ý kiến đại biểu và khẳng định sẽ tiếp thu tiếp thu, sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Theo đó, cơ quan soạn thảo luật sẽ rà soát, sửa đổi về đối tượng sản phẩm điều hòa chịu thuế suất ở các biểu thuế khác nhau. Ví dụ, với điều hòa dùng năng lượng tái tạo từ mặt trời, điện gió sẽ không chịu thuế.
“Còn với mặt hàng điều hòa nói chung, do đây là mặt hàng tiêu thụ lượng điện lớn, tác động biến đổi khí hậu, sử dụng gây tác hại nên sẽ áp dụng đánh thuế”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Trước đó, nêu ý kiến, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng nói mặt hàng điều hòa nhiệt độ đã phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1998 với mức thuế suất 20% và giảm xuống 10% vào năm 2008.
Theo ông, trước đây điều hoà nhiệt độ có thể được coi là mặt hàng xa xỉ, còn hiện nay, đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Việc sử dụng mặt hàng này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tế tri thức.
“Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hoà nhiệt độ”, ông Đồng nhận định và cho biết các nước khác kiểm soát điều hoà theo hai khía cạnh. Một là, kiểm soát dung môi làm lạnh. Hai là, mức tiêu thụ điện năng.
Theo ông Đồng, hiện nay Việt Nam đã có quy định về hiệu suất năng lượng đối với điều hoà nhiệt độ và ngày càng theo hướng tăng hiệu suất năng lượng tối thiểu, vì vậy, việc áp thuế với mặt hàng này là không cần thiết và cần được bãi bỏ.
Nếu áp thuế với mặt hàng này khác nào trở về “thời kỳ đồ đá”, theo lời đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp).
Ông Hòa nói, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa không thu được bao nhiêu tiền cho ngân sách nhưng người dân chịu phiền hà, và cũng không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Chung mối quan tâm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, đánh thuế với điều hòa nhiệt độ không còn phù hợp vì đây không còn là mặt hàng xa xỉ.
Bởi thực tế, ngay cả các khu phòng trọ cho người thu nhập thấp cũng đã lắp đặt điều hòa nhiệt độ phục vụ đời sống. Bà Nga đề nghị cần cân nhắc bỏ quy định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng điều hòa.
Đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Với mặt hàng xăng, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng cho biết thực tế nhiều nước đánh thuế mặt hàng xăng nhưng thường các nước đánh thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc đánh thuế bảo vệ môi trường.
"Tôi không tìm được nước nào vừa đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa đánh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng như Việt Nam", ông Đồng nói.
Theo đại biểu, mặt hàng xăng đang phải chịu cùng lúc hai loại thuế có cùng tính chất hạn chế tiêu dùng là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
"Xăng không phải mặt hàng xa xỉ, nên việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng cũng là nhằm bảo vệ môi trường", ông Đồng nêu quan điểm và đề nghị nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng hoặc trường hợp cần thiết, điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 27/11, Quốc hội đã nghe Thủ tướng trình tờ trình đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hương Giang
20:22 27/11/2024(Thanh tra) - Theo quy định hiện hành, điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống phải chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Tại dự thảo luật sửa đổi trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất tiếp tục giữ nguyên nội dung này.
Hương Giang
18:35 27/11/2024Hương Giang
18:00 27/11/2024Hải Hà
17:42 27/11/2024Nam Dũng
16:16 27/11/2024Hương Giang
14:22 27/11/2024Văn Thanh
Anh Minh
Hương Giang
Minh Anh
Trần Quý
Trần Quý
Bùi Bình
Hoàng Nam
Cảnh Nhật
Trần Kiên
Ngọc Phó
Hương Giang