Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phó Thủ tướng: 3 chương trình mục tiêu quốc gia “luôn luôn chậm là vấn đề trăn trở”

HG

Thứ sáu, 13/10/2023 - 15:29

(Thanh tra) - Là người trực tiếp chỉ huy triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thừa nhận việc triển khai luôn luôn chậm là vấn đề trăn trở.

Phó Thủ tướng trăn trở khi 3 chương trình mục tiêu quốc gia "luôn luôn chậm". Ảnh: P.Thắng

Tiếp tục chương trình làm việc phiên 27, ngày 13/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Đề xuất nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn

Trình bày báo cáo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tiến độ phân bổ, sử dụng nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 tại cả Trung ương và các cấp tại địa phương đều chậm.

Nhiều khó khăn, vướng mắc được ông Dũng đề cập, như vướng mắc về thể chế, chính sách trong việc áp dụng quy định của một số luật chuyên ngành.

Cạnh đó, còn có vướng mắc mang tính đặc thù của một địa phương, chưa phù hợp với mặt bằng pháp lý áp dụng chung trên cả nước.

Để tháo gỡ khó khăn, Chính phủ đề xuất trình Quốc hội cho phép HĐND cấp tỉnh được phân cấp cho UBND cùng cấp quyết định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án, kế hoạch, mô hình phát triển sản xuất trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: P.Thắng

Chính phủ cũng đề xuất giao kế hoạch đầu tư công trung hạn với các dự án, công trình dự kiến áp dụng cơ chế đặc thù: cho phép các địa phương phân bổ, giao dự kiến tổng nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thực hiện các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp theo cơ chế đặc thù; chưa bắt buộc giao tên danh mục dự án, quy mô dự án cụ thể.

Đề xuất khác của Chính phủ là quy định cho phép các địa phương được sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách tự cân đối của địa phương ủy thác qua hệ thống ngân hàng chính sách, để cho các đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn tín dụng ưu đãi.

Kéo dài thời hạn thực hiện, giải ngân đến hết 31/12/2024 đối với vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023, để đảm bảo đủ nguồn lực cho địa phương tiếp tục triển khai thực hiện cũng được Chính phủ kiến nghị.

Ngoài ra, Chính phủ đề xuất được thí điểm phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thay đổi cách tiếp cận, thủ tục nên gọn nhẹ

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và nhiều ý kiến trong phiên họp cơ bản ủng hộ các đề xuất của Chính phủ và cho rằng nên đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Nên thay đổi cách tiếp cận theo hướng giảm thiểu, làm gọn nhẹ các thủ tục để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, chỉ đưa ra những hướng dẫn, định hướng chung, không nên siết chặt quản lý quá chặt chẽ, theo Phó Chủ tịch Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Là người trực tiếp chỉ huy triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thừa nhận việc triển khai luôn luôn chậm là vấn đề trăn trở.

Về việc chuyển nguồn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đề xuất với Quốc hội chuyển nguồn của năm 2023 sang năm 2024. Qua đó, Chính phủ đã đề nghị các địa phương bằng mọi giá phải giải ngân hết nguồn vốn năm 2023 và các địa phương đã cam kết điều này.

Cho rằng không chỉ vướng luật, Phó Thủ tướng nêu thực tế vướng cả những quy định, nghị định và thông tư. Ông mong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ ban hành mghị quyết giám sát để tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện các Chương trình này.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói, về cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với các chính sách có tính đặc thù Chính phủ đề nghị để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh tờ trình, lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, báo cáo đánh giá tác động, nêu một số nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để thực hiện các cơ chế này, gửi sớm các cơ quan của Quốc hội để Hội đồng Dân tộc thẩm tra chính thức trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm