Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Phải mạnh dạn cắt cái đuôi của nhóm lợi ích”

Thứ bảy, 01/11/2014 - 12:01

(Thanh tra) – Mở đầu phiên thảo luận sáng nay (1/11), Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ĐB Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) cho biết: “Một số doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vẫn mang dáng dấp thời bao cấp với bộ máy cồng kềnh thừa thầy, thiếu thợ, đến hẹn lại lên, trong khi cần thợ thì không có. Muốn giảm biên chế thì cũng không xong vì đụng đến con anh A, cháu chị B”

Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Khá. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo ĐB Khá, việc thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, chưa chuyển biến mang tính đột phá.

Mặc dù trong những năm qua số lượng DNNN đã giảm mạnh từ 12 nghìn doanh nghiệp (DN) xuống còn 1 nghìn DN nhưng việc hình thành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty NN với công ty con, công ty cháu, thậm chí công ty chắt đã làm cho tỷ trọng của DN trong GDP vẫn chiếm tỷ trọng cao, 32%. Các khoản đầu tư ngoài ngành hiệu quả thấp, không bảo toàn được vốn, kết quả thoái vốn chưa đạt yêu cầu.

Để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu DNNN, ĐB Khá nhấn mạnh, Chính phủ cần chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa; xác định danh mục ngành nghề, phạm vi kinh doanh chủ đạo, ngành nghề liên quan chứ không “ông điện lực lại đầu tư sang lĩnh vực khách sạn, nhà hàng”.

Cùng với đó, cần tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu để tránh dựa dẫm, chủ quan, ỷ lại xin cho; nâng cao tính công khai minh bach của DNNN, đổi mới quản trị DN chưa mang lại hiệu quả cao “lời giả, lỗ thật”; sắp xếp hợp lý bộ máy cơ cấu quản lý điều hành, giảm biên chế, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

“Đã đến lúc cần phải mạnh dạn cắt đi cái đuôi của nhóm lợi ích, nhưng không buông lỏng chức năng kiểm tra, giám sát việc phân bổ, sử dụng vốn; phải giám sát giữa quyền hạn và trách nhiệm, tăng tính chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm. Người đại diện vốn Nhà nước phải là ông chủ thực sự chứ không phải với ông chủ hờ, thụ động chờ đợi đi xin kế hoạch, xin vốn, xin cả biên chế”, ĐB Khá nói.

Theo ĐB Khá, cần làm rõ những gì Nhà nước không cần chi phối nắm giữ; DNNN phải là cốt lõi chỉ huy nắm đầu ra để bảo đảm các sản phẩm đáp ứng thị trường không thể đầu tư “từ đầu đến chân”. Đồng thời, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, tăng cường thanh tra, kiểm tra.

Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kết quả giám sát “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015”.

Tiền thu về thấp so với tổng số vốn đã đầu tư Trong 3 năm 2011-2013, cả nước đã sắp xếp được 180 DN, trong đó cổ phần hóa 99 DN với số cổ phần chào bán giá trị gần 19 nghìn tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2014, đã tiếp tục sắp xếp 92 DN, trong đó cổ phần hóa 71 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu báo cáo kết quả giám sát trước Quốc hội. Ảnh: Thảo Nguyên Theo kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 DN thực hiện cổ phần hóa và cuối quý III/2015 toàn bộ các DN được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu. Bên cạnh hình thức CPH, trong giai đoạn 2011-2013 cũng đã có 81 DN cũng được thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác. Số vốn đầu tư ra ngoài ngành được thoái vốn tăng qua các năm. Theo báo cáo, có gần 22.000 tỷ đồng các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính cần thoái vốn thì số vốn đã thực hiện thoái vốn trong 7 tháng đầu năm 2014 đã gấp 3 lần so với năm 2013. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tương đối ổn định, doanh thu năm 2013: 1.471.018 tỷ đồng, thu nộp NSNN năm 2013 đạt 218.915 tỷ đồng. DNNN tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn lao động và có mức thu nhập tương đối ổn định so với thu nhập lao động chung của cả nước. Tuy nhiên, báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, tiến độ tái cơ cấu vẫn chậm; hiện chưa xem xét, xử lý một số DN chần chừ trong quá trình triển khai tái cơ cấu để làm gương và tạo áp lực buộc các DNNN đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc DN. Chưa thật sự đổi mới về cơ chế quản lý, phương thức tổ chức sản xuất - kinh doanh khi chuyển qua mô hình mới. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm