Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phải “chặn” được lạm thu

Thứ năm, 10/09/2015 - 18:06

(Thanh tra) - Tại Hội thảo “Một số vấn đề trong Dự thảo Luật Phí và lệ phí” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 10/9, nhiều ý kiến cho rằng, phải liệt kê cụ thể, minh bạch các khoản phí, lệ phí để tránh tình trạng lạm thu, gây gánh nặng cho người dân.

Ông Nguyễn Anh Bình - Trưởng Đại diện Báo Kinh tế Nông thôn tại Hà Tĩnh đề xuất, phải minh bạch, các danh mục quy định rõ các khoản phí, lệ phí để chặn tình trạng lạm thu. Ảnh: Thảo Nguyên

Ông Nguyễn Anh Bình, Trưởng Đại diện Báo Kinh tế Nông thôn tại Hà Tĩnh chia sẻ thực tiễn hiện tượng “lạm thu” thông qua loạt bài “Gánh nặng dân nghèo”, thể hiện sự “ấu trĩ” của cơ sở trong thu các khoản phí, lệ phí, xuất phát từ chính những quy định không minh bạch. Địa phương đã “đẻ” ra loại phí mà không kịp đặt tên khiến người dân nghèo “hồn siêu phách lạc”. Theo ông Bình, luật cần “niêm yết” các khoản thu để tránh tình trạng lạm thu theo kiểu “trên không biết, dưới tung hoành, hậu quả là dân gánh chịu.

Nhấn mạnh tới đây luật sẽ liệt kê chi tiết danh mục các khoản thu chứ không liệt kê danh mục phí, lệ phí như hiện nay, PGS.TS Vũ Sỹ Cường cho biết, trong ngành Nông nghiệp đã rà soát bỏ được mấy chục khoản thu do các đơn vị sự nghiệp, địa phương ban hành. Nếu áp dụng luật theo hướng này sẽ hạn chế “đẻ” ra các khoản thu mới, nhưng cũng có hạn chế là nếu khoản thu không hợp lý về thực tiễn vẫn phải thu, hoặc những khoản thu hợp lý mới phát sinh nhưng chưa được thu ngay vì phải chờ Quốc hội phê duyệt.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, dù dự thảo đã đề nghị bỏ 19 loại phí có tính chất giá dịch vụ ra khỏi danh mục phí, lệ phí, nhưng còn có những khoản cần nghiên cứu thêm. Theo PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính), nên bỏ khoản “lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất” vì đã có “lệ phí trước bạ” cùng tính chất thu này. Hay, nên bỏ “lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên internet” vì đã quy định thu các khoản: Phí cấp tên miền địa chỉ sử dụng internet, phí sử dụng kho số viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông…, để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.

Nhà nước không ôm đồm, bảo đảm minh bạch

Một vấn đề quan trọng khác được nhiều chuyên gia đóng góp ý kiến, đó là luật phải bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch. PGS.TS Vũ Sỹ Cường lưu ý, phải quy định rõ trách nhiệm giải trình của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý phí, lệ phí. Cùng với đó, cần bổ sung quy định để làm rõ trách nhiệm báo cáo chính xác số phí được thu bao gồm cả phần chi phí để lại cho tổ chức thu phí. Nhất là, không thể để tình trạng người dân không được hưởng gì từ việc đóng phí.

“Việc nâng từ pháp lệnh lên luật thể hiện tính pháp lý cao hơn, bảo đảm công khai, minh bạch hơn, bảo đảm sự đồng bộ của chính sách, pháp luật cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân”, PGS.TS Lê Xuân Trường khẳng định và cho biết, Nhà nước sẽ không ôm đồm mà mở rộng xã hội hóa cung cấp dịch vụ cho xã hội. Nhà nước chỉ cung cấp dịch vụ mà thị trường không làm hoặc làm không hiệu quả. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ công.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm