Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 10/11/2020 - 23:14
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tất cả người dân đều có trách nhiệm để làm sao nâng cao uy tín của Việt Nam, xóa bỏ những thứ lạc hậu, cũ kỹ. Đặc biệt, 100 triệu dân phải cùng một ý chí. “Nhân chi sơ tính bản thiện chứ không phải nhân chi sơ tính cục bộ đâu”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TN
Chiều ngày 10/11, Quốc hội thảo luận tại tổ góp ý vào các Dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
“Mờ ám, tiêu cực, lợi ích nhóm” phải xử nghiêm
Phát biểu tại tổ, Thủ tướng nhấn mạnh đến đổi mới mạnh mẽ trong cách làm, đặc biệt là chính sách thu hút người tài để những người tài, giỏi phải được trọng dụng.
“Các tỉnh, TP phải trong sáng, chứ không phải ông đề bạt một cán bộ tốn bằng này tiền đâu, chấm dứt trò ấy đi”, Thủ tướng nói và đặt vấn đề cơ chế nào, cách làm nào chọn nhân tài?
Theo ông, trong thu hút nguồn lực thì con người rất quan trọng. Khâu đôn đốc, kiểm tra, sự nghiêm túc trong triển khai thực hiện cũng rất quan trọng. “Thái độ thực hiện nghiêm túc thì đất nước mới phát triển được, người dân mới có niềm tin được”, Thủ tướng nói.
Ông dẫn chứng ngay trong nhiệm kỳ này đã có việc “sai đến đâu, sửa đến đó” và đánh giá đây là việc làm rất nhân văn nhưng rất cương quyết để lấy lại niềm tin.
Thủ tướng quán triệt các địa phương, bộ, ngành phải gương mẫu, các vấn đề mờ ám, tiêu cực, lợi ích nhóm trong chính sách và hành động phải được xử lý nghiêm.
“Chúng ta có mấy triệu đảng viên, nếu tất cả làm gương thì chắc chắn sẽ thay đổi rất lớn, niềm tin rất cao”, Thủ tướng lưu ý, cán bộ phải có cả đức và tài, nếu chỉ có đức thì “không thể lãnh đạo được”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh “thể chế tiến bộ sẽ mở cửa cho đất nước phát triển” và nhận định mục tiêu đến năm 2045 nước ta là nước phát triển, có thu nhập cao không phải mục tiêu đơn giản nếu không có ý chí, quyết tâm.
Người tài, người giỏi, người tâm huyết phải trọng dụng
Hiện giờ thành phần trung lưu của Việt Nam hiện bằng cả Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc) cộng lại. Đến 2045, phấn đấu Việt Nam có 50% là thành phần trung lưu, tức có khoảng 50 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Vì thế, theo Thủ tướng, những gì tháo gỡ được để dân tộc tiến bước mạnh mẽ hơn thì phải đặt ra trong Dự thảo Văn kiện này để mọi người đóng góp. Người tài, người giỏi, người tâm huyết phải trọng dụng.
“Những người không làm được có văn hóa từ chức không? Rõ ràng có văn hóa từ chức, có nghị định về từ chức nhưng số này ít lắm. Phải tạo thói quen”, Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh tính đoàn kết, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, tất cả người dân đều có trách nhiệm để làm sao nâng cao uy tín của Việt Nam, xóa bỏ những thứ lạc hậu, cũ kỹ. Đặc biệt, 100 triệu dân phải cùng một ý chí. “Nhân chi sơ tính bản thiện chứ không phải nhân chi sơ tính cục bộ đâu”, Thủ tướng nói.
Đề cập đến các nguy cơ như nguy cơ tụt hậu, tham nhũng… đã xác định rõ, theo đại biểu Nhưỡng, Đảng phải tiếp tục đóng vai trò “thuyền trưởng”, chèo lái con thuyền cách mạng đến bến bờ vinh quang. Đặc biệt, là nâng cao được lòng tin của dân.
“Dân xa rời Đảng sẽ rất nguy hiểm, lấy đâu ra lực lượng chống lại những nguy cơ này? Người dân đánh giá chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm chính là giặc nội xâm, cần phải loại bỏ”, ông Nhưỡng nhấn mạnh, lòng tin của người dân cần được ươm mầm, phát triển.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng đề nghị trước tiên phải khắc phục những yếu kém của cán bộ công chức. Trong đó, ông nhấn mạnh điều nguy hiểm nhất hiện nay là suy thoái về phẩm chất chính trị.
“Chống tham nhũng đã làm được những việc trước chưa làm được”
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay, một trong những điểm nhấn trong nhiệm kỳ này là công tác cán bộ với nhiều thay đổi, nhất là quy trình 5 bước.
Theo ông Thanh, việc thực hiện quy trình có thể còn có vấn đề này, vấn đề kia, nhưng cơ bản “chạy chức”, “chạy quyền” đỡ hơn rất là nhiều.
Ngay xử lý kỷ luật cán bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho hay, khi Trung ương bàn “rất nhân văn”. Hàng tháng lãnh đạo chủ chốt đều họp, những việc gì phức tạp, khó được đưa ra trao đổi, bàn bạc xử lý.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) đánh giá chống tham nhũng đã làm được những việc thời gian trước chưa làm được.
Tất nhiên, theo đại biểu TP Hồ Chí Minh “vẫn còn điểm nọ, điểm kia, vẫn còn hạn chế” nhưng cơ bản công cuộc chống tham nhũng đã giúp niềm tin của nhân dân tăng lên rất nhiều.
“Chống tham nhũng từ trên xuống, từ trong ra, phải nói là cực kỳ khó khăn nhưng làm được như vậy đã khôi phục được lòng tin của nhân dân”, đại biểu Nghĩa nói, Đảng không chỉ quyết tâm chống tham nhũng mà còn làm được.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Góp ý tại tổ về Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sáng 22/11, đại biểu Quốc hội đề nghị áp dụng một mức thuế ưu đãi chung với báo chí là 10%, và có thể giảm sâu hơn nữa.
Hương Giang
11:45 22/11/2024(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.
Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Hương Giang
15:59 21/11/2024Hương Giang
12:17 21/11/2024Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh