Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 19/06/2023 - 22:30
(Thanh tra) - Vé máy bay nội địa, sách giáo khoa vẫn được Nhà nước áp giá trần để có công cụ quản lý để đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ của người dân, nhất là người thu nhập thấp. Còn điện, Nhà nước vẫn định giá mặt hàng này.
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật Giá (sửa đổi). Ảnh: Đ.X
Chiều 19/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Giá (sửa đổi). Theo luật được thông qua, Nhà nước vẫn quy định khung giá với vé máy bay nội địa, tức áp giá trần với mặt hàng này.
Trước khi Quốc hội bấm nút, tại báo cáo tiếp thu, giải trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích việc chưa bỏ khung giá và để mặt hàng này theo cơ chế thị trường.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện có 6 hãng hàng không khai thác các tuyến nội địa, nhưng thực tế vẫn do 3 hãng lớn nắm thị phần, trong đó Vietnam Airlines khoảng 35%, Vietjet Air 40% và Bamboo Airway 16%.
Thị trường hàng không có tính cạnh tranh hạn chế, nên trước mắt Nhà nước vẫn cần công cụ quản lý giá dịch vụ hàng không nội địa để ổn định thị trường. Về lâu dài, khi các loại hình giao thông phát triển đồng bộ, nhiều lựa chọn, Nhà nước sẽ tính toán quy định giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa phù hợp.
Việc quy định giá trần vé máy bay vẫn bảo đảm quyền chủ động của doanh nghiệp. Bởi, hiện các hãng hàng không toàn quyền quyết định giá dịch vụ, trong đó có giá vé máy bay, chỉ riêng giá vé hạng phổ thông thì không được vượt giá trần.
“Nếu không quy định giá trần, đồng nghĩa Nhà nước bỏ công cụ điều tiết giá. Các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá vé máy bay cao với hạng vé phổ thông, nhất là các dịp lễ, Tết, mùa du lịch nhu cầu đi lại tăng cao.
Việc này ảnh hưởng đến người dân, nhất là người có thu nhập thấp khó có thể tiếp cận các dịch vụ hàng không, làm tăng chi phí xã hội”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình.
Vì vậy, tại thời điểm hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định giá trần với vé máy bay.
Luật thông qua cũng quy định giá trần với sách giáo khoa. Ủy ban Thường vụ cho hay, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu, lượng tiêu dùng rất lớn và giá mặt hàng này tác động trực tiếp tới số đông người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
Hiện các nhà xuất bản vẫn cộng chi phí phát hành sách, mức chiết khấu rất cao (28-35% giá bìa) khi tính giá sách giáo khoa, dẫn tới giá mặt hàng này bị đẩy lên cao so với thu nhập của nhiều người dân. Vì vậy, cần thiết phải có công cụ kiểm soát để bảo đảm không tác động tiêu cực người dân.
Về điện, Nhà nước vẫn định giá mặt hàng này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải, định giá là biện pháp điều tiết với mức độ cao nhất của Nhà nước với giá hàng hóa, dịch vụ để đảm bảo các mục tiêu về hạn chế vị thế độc quyền, đời sống người dân.
Theo Điều 30 Luật Điện lực, giá điện được điều chỉnh trên cơ sở các yếu tố chi phí và mức độ, thời gian thay đổi giá được xem xét trong bối cảnh điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo đời sống người dân, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
Như vậy, khi dùng biện pháp định giá, Nhà nước đã tính đến mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên, trong đó đã có cả mục tiêu ổn định giá cả phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội.
Luật Giá (sửa đổi) được thông qua cũng bỏ thịt heo, sữa cho người cao tuổi khỏi danh mục hàng hóa, bình ổn giá sau.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, tỷ lệ sử dụng thịt lợn trong cơ cấu bữa ăn của các gia đình có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, chỉ ở mức 40 - 45% so với mức 65 - 70% như trước đây.
Việc áp dụng bình ổn giá đồng nghĩa với việc phải kê khai giá. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc kê khai giá thịt lợn là khó khả thi khi có rất nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh; giá biến động từng ngày đối với mặt hàng này và các cá nhân kinh doanh cơ bản sẽ khó thực hiện quy định kê khai giá.
Luật Giá (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trừ một số trường hợp quy định tại luật này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân