Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 12/02/2025 - 09:14
(Thanh tra) - Để tăng trưởng đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn, thì ngay trong năm 2025 phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, sáng 12/2.
Đề xuất tăng trưởng từ 8% trở lên, quy mô GDP trên 500 tỷ USD
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đề nghị điều chỉnh mục tiêu GDP năm nay từ 8% trở lên, quy mô GDP năm 2025 đạt khoảng trên 500 tỷ USD. Cùng với đó, GDP bình quân đầu người khoảng trên 5.000 USD. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5 - 5%.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: P.Thắng
Với kịch bản tăng trưởng 8% trở lên thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 174 tỷ USD trở lên, xấp xỉ 33,5% GDP (cao hơn 3 tỷ USD). Trong đó, đầu tư công khoảng 36 tỷ USD (tương đương 875 nghìn tỷ đồng, cao hơn khoảng 84,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đã giao năm 2025 là 790,7 nghìn tỷ đồng), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỷ USD, FDI khoảng 28 tỷ USD, đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD.
Chính phủ cũng đề xuất nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 tăng 12% trở lên; thặng dư thương mại khoảng 30 tỷ USD.
Nhiều nhiệm vụ, giải pháp được Chính phủ đề ra. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh ngay trong năm 2025 phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển”, từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
Cùng với đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo; kiên quyết cắt bỏ cơ chế “xin-cho”, đầu tư công dàn trải.
Ông Dũng cũng đề cập đến việc thúc đẩy tiêu dùng, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc và các nước đối tác lớn của Việt Nam.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay ủy ban này cơ bản thống nhất với kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong tờ trình và báo cáo Chính phủ.
“Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng”, ông Thanh nói.
Điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất bị thu hẹp
Cơ quan thẩm tra lưu ý tình hình trong nước và quốc tế còn tiềm ẩn khó khăn, thách thức. Ở bên ngoài, các yếu tố bất định có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước ta.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng
Ở trong nước, đầu tư tư nhân tuy phục hồi nhưng vẫn còn thấp so với giai đoạn trước đại dịch, giải ngân đầu tư công vẫn chậm và có thể bị ảnh hưởng do sắp xếp, tổ chức lại bộ máy. Tháng 1 ghi nhận là 58.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng nhẹ 0,6%, cho thấy điều kiện kinh doanh của khu vực sản xuất thu hẹp.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện để bảo đảm tính khả thi của đề án. Đặc biệt cần chú trọng các giải pháp bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, an toàn nợ công; có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp.
Về các giải pháp thực hiện mục tiêu, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần bám sát mục tiêu tăng trưởng của Trung ương, theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới để có phản ứng chính sách, tăng năng lực nội sinh, giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn.
Gắn với thúc đẩy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, nghiên cứu bổ sung chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa, cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp. Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 FTA, thực hiện hiệu Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghê.
Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị thực hiện đúng chủ trương của Đảng, bảo đảm hiệu quả việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức, bộ máy; không để xảy ra gián đoạn công việc hoặc làm ảnh hưởng đến người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chú ý vấn đề tăng năng suất lao động, chính sách an sinh xã hội.
“Cần có cơ chế, chính sách thực chất, hiệu quả bảo vệ, khuyến khích, khen thưởng cán bộ dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, không vụ lợi”, Chủ nhiêm Vũ Hồng Thanh nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
T. Minh
(Thanh tra) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành công văn triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc từ 5/5 để sửa Hiến pháp, quyết định sáp nhập tỉnh.
Hương Giang
T. Minh
Bùi Bình
Minh Khôi (Báo Bảo vệ Pháp luật)
Hoàng Long
Minh Nghĩa
Văn Thanh
Kim Thành
T. Minh
N.P
Trọng Tài
Minh Nghĩa
Trung Hà
Hương Giang
T. Minh
Linh Đoàn