Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mít tinh trọng thể kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào

Chủ nhật, 16/08/2015 - 21:08

(Thanh tra) - Ngày 16/8/2015, trên quê hương cách mạng Tân Trào, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc dân Đại hội Tân Trào, 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Quốc khánh 2/9.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu chỉ đạo tại lễ mít tinh

Đến dự và chia vui cùng nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong dịp này, có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước; đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; đồng chí Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy.    

Trong tiết trời giữa Tháng tám mùa thu lịch sử, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm cùng các đại biểu tham dự và đông đảo nhân dân toàn trong tỉnh đã ôn lại những năm tháng hào hùng của lịch sử.

Trong hai ngày 16 và 17/8/1945, Quốc dân Đại hội đã khai mạc tại Đình Tân Trào. Dự Đại hội có hơn 60 đại biểu ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, đại biểu Việt kiều Thái Lan, Lào và đại biểu các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị. Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng trong Chủ tịch đoàn. Đại hội thảo luận hai vấn đề trọng đại là tổng khởi nghĩa và bầu Ủy ban Dân tộc giải phóng; thông qua 10 chính sách lớn, cũng là chính sách của nước Việt Nam mới. Ủy ban Dân tộc giải phóng do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó chủ tịch. Đại hội cũng quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng 5 cánh ở giữa; Quốc ca là bài “Tiến quân ca”.

Quốc dân Đại hội Tân Trào là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, được ví như Hội nghị Diên Hồng lần thứ hai của dân tộc Việt Nam, mang tầm vóc lịch sự một Quốc hội của nước Việt Nam mới, một cơ quan quyền lực lâm thời tối cao của dân, do dân và vì dân. Quốc dân Đại hội Tân Trào là tiền thân của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc dân Đại hội Tân Trào kết thúc trong khí thế sôi sục của thời điểm lịch sử quyết định vận mệnh dân tộc Việt Nam. Từ Tân Trào, Sơn Dương, Tuyên Quang, lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đi: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Chỉ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 triệu đồng và cả nước đã nhất tề đứng lên khời nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Sau 3 tháng ở Tân Trào, ngày 22/8/2015, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Tuyên Quang về Hà Nội. 

Ngày 2/9/1945, trong lễ mít tinh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội trước gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyến bố với quốc dân đồng bào và toàn thể thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Lịch sử Việt Nam đã sang trang mới, nước Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của thực dân, phong kiến.

Đông đảo đồng bào, cán bộ chiến sỹ, nhân dân trong tỉnh Tuyên Quang đã đến dự mít tinh

Phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ: Trang vàng lịch sử Việt Nam mãi khắc ghi Tuyên Quang là Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại quyết định tới vận mệnh của dân tộc ta. Trải qua gần 70 năm, từ Quốc dân Đại hội Tân Trào tiến tới sự ra đời của Quốc hội khóa I đến nay, 13 khóa Quốc hội, nhiệm kỳ hoạt động Quốc hội là quá trình liên tục kế thừa, không ngừng đổi mới cả về tổ chức và hoạt động. Quốc hội đã đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chiến lược trong từng giai đoạn cách mạng. Trong quá trình đó, Quốc hội đã phát huy vai trò, vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, đóng góp to lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

“Về với Tuyên Quang, về với Tân Trào hôm nay chúng ta thật sự vui mừng trước những đổi thay to lớn của quê hương cách mạng - Thủ đô Khu giải phóng - Thủ đô kháng chiến. Phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống Anh hùng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã năng động, sáng tạo, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng củng cố hệ thống chính trị vững chắc, từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng với truyền thống đại đoàn kết, toàn thể nhân dân và đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cùng các tỉnh trong chiến khu Việt Bắc anh hùng nhất định sẽ tiếp tục năng động, sáng tạo, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, xây dựng quê hương đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ Thanh tra tỉnh Tuyên Quang tại khu di tích lịch sử của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ và Ban Thanh tra Chính phủ

Cũng trong dịp này, đoàn đại biểu của cơ quan Thanh tra Chính phủ do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thủy dẫn đầu đã có các hoạt động dâng hương tưởng niệm tại Lán Nà Nưa, là nơi ở và làm việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian cuối tháng 5 cho tới ngày 22/8/1945. 

Đoàn cũng thăm di tích lịch sử quốc gia Đình Hồng Thái, nơi dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tân Trào. Thăm và chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo, cán bộ Thanh tra tỉnh Tuyên Quang tại khu di tích lịch sử Chính Phủ (thôn Lập Binh, xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang). Di tích lịch sử này là nơi ở và làm việc của Văn phòng Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ và Ban Thanh tra Chính phủ trong thời gian từ năm 1948 đến tháng 7/1954.

 Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

Hà Giang: Tỷ lệ tinh giảm biên chế giai đoạn 2016-2021 giảm 10%

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bùi Bình

19:37 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm