Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mặt trận có được giám sát Đảng: Nhiều ý kiến trái chiều

Thứ tư, 12/11/2014 - 16:24

(Thanh tra) - Thảo luận về Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) tại hội trường sáng 12/11, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá các quy định về hoạt động giám sát và phản biện xã hội có bước đột phá. Tuy nhiên, việc Mặt trận có được góp ý phản biện các văn kiện của Đảng và giám sát cơ quan Đảng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều…

ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh) phát biểu ý kiến về Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Thảo Nguyên

ĐB Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, Hiến pháp đã xác định Đảng chịu sự giám sát nhân dân, cho nên khi Đảng chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc - tổ chức liên minh tự nguyện của nhân dân sẽ là phương thức hiệu quả nhất. “Tôi đề nghị luật cần quy định Mặt trận giám sát Đảng và đảng viên, phản biện cả chính sách của Đảng và không chỉ giới hạn với dự thảo mà cả khi chính sách đã ban hành nhưng còn bất cập. Điều này sẽ nâng uy tín của Đảng, của Nhà nước”, ông Thiện nói.

Theo ĐB Lưu Thị Huyền (Ninh Bình), giám sát tham gia xây dựng Đảng là cần thiết và đề nghị bổ sung nội dung này vào luật. “Luật cần quy định hướng dẫn để việc giám sát Đảng phù hợp, khoa học và mang tính xây dựng”.

Tuy nhiên, ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương), ĐB Ya Duck, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng cho rằng,  không nên quy định giám sát của Mặt trận với tổ chức Đảng, văn kiện của Đảng mà chỉ nên giám sát với cơ quan nhà nước, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc phản biện đường lối của Đảng, giám sát Đảng nên để các văn bản của Đảng quy định. 

Một vấn đề khác được nhiều ĐB quan tâm đó là so với luật hiện hành, Dự thảo Luật đã mở rộng hơn phạm vi giám sát, đối tượng giám sát nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp. 

ĐB Trần Khắc Tâm, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng nhận định, thời gian qua dù đã có văn bản quy định của Đảng về hai nội dung trên, song hoạt động này ở các cấp cơ sở vẫn rất khó khăn vì chưa có hành lang pháp lý làm điểm tựa. Việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp về hoạt động giám sát và phản biện xã hội vào luật lần này sẽ giúp các cấp Mặt trận có công cụ pháp lý, cơ sở pháp lý để thực hiện, cũng là để hoàn thành nhiệm vụ được hiến định và cử tri trông đợi. 

Thế nhưng, nhiều ĐB vẫn băn khoăn với quy định phản biện “khi có yêu cầu”, chưa kể những kiến nghị của Mặt trận có khi chỉ được các cơ quan chức năng lắng nghe chung chung mà thiếp thu, giải quyết.  “Nếu quy định như vậy thì Mặt trận thụ động, phải chờ các cơ quan Đảng, Nhà nước mời thì mới tham gia phản biện. Trong khi đây phải là hoạt động chủ động, tích cực, bất cứ khi nào thấy những vấn đề, nội dung bất cập, cần phải góp ý thì Mặt trận phải vào cuộc”, ĐB Tâm nhận xét.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nhấn mạnh, Mặt trận có quyền kiến nghị nhưng trường hợp kiến nghị bị làm ngơ không tiếp thu thì phải làm sao, nhất là việc nước sôi lửa bỏng. Hơn nữa, nếu quy định Mặt trận không được phản biện chính sách có hiệu lực là đi ngược với thực tiễn, vì trong cuộc sống luôn thay đổi. “Mặt trận phải có quyền gửi kiến nghị lên cấp trên của cơ quan không thực hiện. Cùng với đó, cần giám sát chính sách có hiệu lực”, ĐB Nghĩa nói. 

Dẫn chứng tình trạng cán bộ địa chính sách nhiễu dân, ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội) kiến nghị, Mặt trận cần có quyền kiến nghị Quốc hội, HĐND vấn đề giám sát mà Mặt trận thấy cần thiết; cũng như có kiến nghị với cơ quan chức năng khi qua giám sát thấy cán bộ công chức sách nhiễu dân.

Mặt trận phải được chủ động giám sát và phản biện Bên hành lang Quốc hội, ĐB Võ Thị Dung, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) lần này chỉ đề cập đến việc giám sát, phản biện đối với cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức không đề cập đến tổ chức Đảng và đảng viên. ĐB Võ Thị Dung, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thảo Nguyên Tuy ý kiến của Đoàn Chủ tịch cũng đúng, nhưng với thực tiễn hiện nay, nhất là Điều 4 của Hiến pháp đã quy định tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cũng là cơ sở để đưa vào luật những nội dung cụ thể nhằm xác định mối quan hệ, vai trò của Mặt trận giám sát cán bộ đảng viên như thế nào. Theo tôi nên xem xét bởi cán bộ công chức cũng là đảng viên nhưng đơn thuần, hệ thống chính trị chỉ nói đến quan hệ với chính quyền, chứ còn mối quan hệ của Mặt trận, vai trò của Mặt trận trong hệ thống chính trị với tổ chức Đảng chưa thể chế được trong Luật. + Có ý kiến cho rằng việc giám sát của Mặt trận cần phải có kiến nghị với các cơ quan chức năng để thực hiện, ý kiến của bà thế nào? - Lâu nay chúng ta vẫn giám sát, vẫn có kiến nghị nhưng kiến nghị đó vẫn mang tính chất nhân dân chứ không phải của cơ quan quyền lực. Mà là giám sát của nhân dân và kiến nghị của nhân dân nên chỉ là kênh để cơ quan nhà nước tham khảo chứ chưa mang tính chất bắt buộc phải giải quyết, phải thực hiện theo ý nguyện của nhân dân. Dự thảo Luật lần này cần phải quy định, xử lý rõ ràng để các cơ quan tiếp nhận ý kiến, giải quyết kiến nghị của Mặt trận ra sao chứ không phải để tham khảo, để lắng nghe, nghiên cứu chung chung. + Không chỉ giám sát, Mặt trận còn có chức năng quan trọng là phản biện xã hội, nhưng lâu nay vẫn hạn chế? - Hiện cơ chế để thực hiện phản biện xã hội chưa được thông suốt, chưa rõ ràng, từ thực tiễn tôi hình dung rất khó thực hiện. Việc phối hợp giữa cơ quan chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, trách nhiệm tổ chức phản biện như thế nào thì chưa rõ. Tất nhiên về nguyên tắc, việc giám sát, phản biện xã hội phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng Hiến pháp còn quy định Mặt trận đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân cho nên trong vấn đề phản biện phải làm sao thể hiện được tinh thần này. Hơn nữa, Mặt trận phải có vai trò chủ động, chủ trì trong giám sát và phản biện; cơ quan chính quyền phối hợp tạo điều kiện để Mặt trận thực hiện hơn là hai cơ quan cùng phải đồng chủ trì một nội dung. Tôi cho rằng, Dự thảo Luật lần này phải làm sao thể hiện được vai trò, trách nhiệm của Mặt trận cũng như các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện. Ngoài giám sát, phản biện các văn bản, Mặt trận còn giám sát cả quá trình thực hiện sẽ hiệu quả hơn. Những vấn đề từ thực tiễn thấy rằng không phù hợp, Mặt trận phải có trách nhiệm phản biện bằng cách có kiến nghị nhưng kiến nghị đó không phải để tham khảo mà phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân. + Theo bà, các chức năng nhiệm vụ của Mặt trận hiện có thể thực hiện được kiến nghị của cử tri? -Tôi thấy, do Mặt trận không phải cơ quan quyền lực nên không có đủ yếu tố chế tài để bắt buộc các cơ quan phải thực hiện. Cho nên kiến nghị của nhân dân khi được Mặt trận gửi đến, nhiều nơi trả lời không phải để tìm cách giải quyết mà chỉ để nêu khó khăn hoặc những quy định của pháp luật ràng buộc để thực hiện điều đó. Việc quan tâm để xem xét không đồng đều ở tất cả các bộ ngành, cơ quan chức năng. + Xin cám ơn bà!

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm