Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mạng ống dẫn gas “phủ sóng” khắp đô thị Việt Nam

Thứ hai, 22/08/2011 - 13:30

(Thanh tra) - Trên thế giới việc cung cấp khí (gas) trong sinh hoạt của người dân đô thị đã hiện thực từ rất lâu, riêng ở Việt Nam lĩnh vực này hầu như còn rất mới mẻ.

Mạng ống dẫn gas sẽ giúp người tiêu dùng loại trừ gas giả

Tại EU, mạng lưới gas đô thị đầu tiên được xây dựng vào những năm 1800; tại Nhật Bản năm 1885 người thành phố (TP) được cung cấp gas tại nhà; Sigapore năm 1862, Hàn Quốc năm 1950. Riêng tại Việt Nam, chúng ta chỉ mới biết đến từ năm 2001, chỉ mới có một số khu vực như Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Mỹ Đình (Hà Nội), Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng (TP. Hồ Chí Minh) sử dụng gas tại nhà.

Theo nghiên cứu của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS), đến  năm 2015 dự báo dân số đô thị ở Việt Nam vào khoảng 35 triệu người, dung lượng thị trường hộ công nghiệp sẽ đạt 1.583. 052. 000 m3 gas (năm 2011 là 1.038.152.000 m3). Để hình thành mạng lưới gas đô thị bằng ống dẫn đến từng nhà dân, PV GAS hiện đang nghiên cứu lắp đặt đường ống cho các đô thị lớn, theo đó đến năm 2015 sẽ đạt 30% mạng lưới ống theo quy hoạch và đến năm 2025 sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống cung cấp gas cho từng hộ dân tại TP.

Để sớm đưa gas phục vụ trực tiếp cho người dân đô thị, PV GAS sẽ tham gia đầu tư các đường ống cung cấp khí, các kho cảng đầu mối và khai thác; nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm lỏng cung cấp bằng đường ống cho các TP và khu đô thị, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012.

Nguồn kinh phí để thiết lập mạng lưới ống dẫn PV GAS dự trù nguồn kinh phí vào khoảng 158 triệu USD trong giai đoạn 2011 - 2015; 86 triệu USD giai đoạn 2016 và 62 triệu USD cho giai đoạn 2021 - 2030.  

Việt Nam khác với nhiều quốc gia trên thế giới là có nguồn tài nguyên khí dồi dào, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của cư dân đô thị, mà còn tiến tới xuất khẩu.

Ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, hiện nay 3 hệ thống đường dẫn khí đang cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất ra 36 tỷ kWh điện/năm, tương ứng 40% tổng sản lượng điện quốc gia; gần 800.000 tấn đạm/năm, tương ứng 30% tổng sản lượng đạm cả nước; 100.000 tấn xăng/năm, tương ứng 5% sản lượng xăng sản xuất trong nước và cung cấp khoảng 250.000 tấn LPG/năm, đáp ứng gần 30% nhu cầu về LPG toàn quốc.

Tính đến hết năm 2010, ngành Công nghiệp khí Việt Nam cơ bản đã đạt được mục tiêu về sản lượng một năm là 10 tỷ m3 khí. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ ngành Công nghiệp khí là 18 - 20%, đưa ngành Công nghiệp khí trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong nền kinh tế đất nước.

Ông Nguyễn Trung Dân, đại diện PV GAS cho biết, năm 2010, PV GAS đã cung cấp 9 tỷ m3 khí cho ngành Điện, Đạm; cung cấp 1 triệu tấn LPG cho thị trường trong và ngoài nước; cung cấp cho PV Oil và khách hàng khác 260.000 tấn condensade. Đạt doanh thu 2,5 tỷ USD, gấp 10 lần so với năm 2000, chiếm 2,5% GDP Việt Nam, đặc biệt PV GAV đã tiết kiệm cho ngành Điện gần 10 tỷ USD khi sử dụng khí thay dầu DO.

Ông Đỗ Đông Nguyên - Trưởng ban Khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết, Việt Nam là quốc gia giàu về tài nguyên khí, nhưng chúng ta chưa khai thác hết. Mục tiêu sắp tới sẽ là tìm kiếm, thăm dò, khai thác khí trong giai đoạn 2015 phấn đấu đạt 14 tỷ m3/năm; giai đoạn 2015 - 2025 đạt 15 - 19 tỷ m3/năm. Mục tiêu phát triển khí hóa lỏng (LPG) trong nước giai đoạn 2015 đạt 1,6 - 2,2 triệu tấn/năm; giai đoạn 2015 - 2025 đạt 2,5 - 4,6 triệu tấn/năm, trong đó phấn đấu phát triển thị trường khí trong nước đạt 17 - 21 tỷ m3/năm giai đoạn 2015 và 22 - 29 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2015 - 2025.

Để đạt được sản lượng trên, ngành Công nghiệp khí quy hoạch để phát triển 31 dự án đường ống dẫn khí ở khu vực Nam Bộ, 5 dự án khu vực Trung Bộ và 7 dự án ở Bắc Bộ, nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án này khoảng 4.116 triệu USD. Hai dự án nhà máy xử lý khí ở Nam Bộ, 2 nhà máy ở Trung Bộ và 1 nhà máy đặt tại Thái Bình, tổng vốn đầu tư khoảng 2.283 triệu USD và 16 dự án kho chứa khí cũng cần tương đương 2.532 triệu USD.

Nhưng để kế hoạch cung cấp gas cho người dân TP, đại diện PV GAS kiến nghị chính quyền các TP cần ban hành quy định về quy hoạch hệ thống cung cấp gas trung tâm cho các khu đô thị mới đồng bộ với phát triển hạ tầng kỹ thuật; ban hành quy định bắt buộc sử dụng gas đối với các tòa nhà chung cư cao 7 - 9 tầng. Bộ Xây Dựng và Bộ Giao thông Vận tải sớm bổ sung, hiệu chỉnh các tiêu chuẩn kỹ thuật về bồn chứa, tuyến ống, hệ thống đường dẫn gas trong nhà.

Như vậy trong tương lai gần, tại mỗi nhà dân ở đô thị, gas sẽ được cung cấp tận nhà, vấn đề còn lại là khâu triển khai dự án và sự hợp tác của chính quyền và các doanh nghiệp vệ tinh trong ngành kinh doanh công nghiệp khí nhanh hay chậm?

Đà Nẵng: Mạng lưới cấp gas sẽ được quy hoạch như mạng lưới cấp nước

Đây là ý tưởng của một nhóm tác giả Ðại học Ðà Nẵng vừa cho biết như vậy tại một hội thảo về quy hoạch chi tiết đề án xây dựng mạng lưới cung cấp gas cho địa phương này. Dự kiến, hệ thống phân phối gas được quy hoạch như hệ thống cấp nước, giúp người dân dễ dàng đấu nối đưa đến tận nhà để sử dụng.

Nhóm tác giả đã đề xuất, trước mắt cần xây dựng trụ tàu LNG 7.000 tấn trong khu vực lân cận các trụ tàu xăng dầu ở vũng Liên Chiểu; đầu tư xây dựng kho chứa LNG với quy mô lớn, đến năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới kho có sức chứa 100.000m3, năm 2020 - 2030 tăng thêm 200.000m3 tại khu vực quận Liên Chiểu.

Theo đề xuất, tiến trình thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống cung cấp Gas cho TP. Đà Nẵng sẽ được thực hiện trong 4 giai đoạn:

Từ năm 2010 - 2013: Tập trung phát triển phân phối LPG cho các khu chung cư; phương tiện vận tải (PTVT) và CNG (khí nén thiên nhiên) cho KCN bằng ô tô xi-tec. Từ năm 2014 - 2018: Tập trung xây dựng mới các cảng và kho chứa LNG; xây dựng mạng ống cung cấp CNG cho KCN Liên Chiểu, Hòa Khánh; xây dựng trạm CNG cho PTVT, tiếp tục phát triển LPG cho chung cư, cơ sở sản xuất (CSSX). Từ năm 2019 - 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến ống chính cung cấp CNG cho KCN An Đồn, Hòa Khương; xây dựng trạm CNG cho PTVT dọc tuyến ống chính; tiếp tục phát triển trạm cấp CNG cho chung cư, CSSX lân cận tuyến ống chính. Sau năm 2025): Tập trung phát triển và hoàn thiện mạng lưới phân phối CNG thấp áp trong toàn địa bàn.


Thái Bảo

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm