Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Luật Đất đai chưa thống nhất nhiều vấn đề, cân nhắc tiếp tục nghiên cứu ở kỳ họp sau”

Hương Giang

Thứ sáu, 03/11/2023 - 16:50

(Thanh tra) - Luật Đất đai rất quan trọng, hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, đề xuất nhiều phương án. Đại biểu Quốc hội đề nghị, “tiếp tục nghiên cứu ở kỳ họp sau”.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. Ảnh: Đ.X

Tiếp tục chương trình nghị sự Kỳ họp 6, hôm nay (3/11), Quốc hội dành trọn một ngày thảo luận trên hội trường để bàn về những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và 5 và dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 29/11 tới

19h tối hôm qua (2/11), tài liệu Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mới được gửi tới các đại biểu Quốc hội để phục vụ phiên thảo luận tại hội trường ngày 3/11.

Đáng lưu ý, báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật cho thấy còn tới 16 nội dung quan trọng vẫn đang thiết kế “2, 3 phương án”.

“Nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu. Trong quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các vấn đề chính sách mới có ý kiến khác nhau do phạm vi của Dự án Luật Đất đai rất rộng, liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhiều quy định tại các luật khác”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo trước Quốc hội.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho hay, người dân và doanh nghiệp đang rất mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành.

Theo kế hoạch Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua cùng với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản tại kỳ họp này sẽ tạo ra “đòn bẩy” với sự hồi phục của thị trường bất động sản, cũng như tăng trưởng kinh tế, theo bà Vân.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) thấy dự thảo luật đã cơ bản đủ điều kiện để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Với phạm vi điều chỉnh rộng, nội dung khó, phức tạp, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho rằng, dự thảo luật cần được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bà Hương nhấn mạnh, rất cần phải được xem xét thông qua kịp thời để đảm bảo hoàn thiện thể chế pháp luật về đất đai, để đáp ứng yêu cầu rất cấp thiết của thực tiễn.

“Tôi đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận, xem xét thông qua dự thảo luật thận trọng, song cũng phải hết sức khẩn trương để giải quyết càng sớm càng tốt những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra bởi những bất cập của Luật Đất đai hiện hành”, đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu.

Cạnh đó, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thời điểm thông qua Luật Đất đai sửa đổi.

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp) nói, Luật Đất đai rất quan trọng, hiện đang còn nhiều ý kiến khác nhau, đề xuất nhiều phương án. “Tôi đề xuất nên có một kỳ họp bất thường của Quốc hội để tiếp tục thảo luận về dự thảo luật này, để luật đi vào cuộc sống sau khi được ban hành và được người dân đồng tình”.

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng nhấn mạnh, Luật Đất đai là một đạo luật hết sức quan trọng, nên cần phải hết sức cẩn trọng. "Nếu thảo luận hôm nay chưa thống nhất nhiều vấn đề phức tạp thì cân nhắc để tiếp tục nghiên cứu ở kỳ họp sau”, ông Lê Thanh Vân nêu.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) kiến nghị Quốc hội “thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua dự án luật này”.

“Qua nghiên cứu dự thảo luật trình tại kỳ họp lần này, tôi thấy còn nhiều nội dung có nhiều phương án khác nhau chưa thống nhất”, ông Minh nêu lý do.

Đồng tình với nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) nói, với một dự thảo luật còn nhiều nội dung có 2 phương án và nhiều đại biểu đăng ký phát biểu “cần phải rất thận trọng” thời điểm thông qua luật.

“Nếu chúng ta sửa đổi mà không nghiên cứu một cách thấu đáo sẽ dẫn đến những vướng mắc khác sau khi luật có hiệu lực”, ông Nguyễn Trường Giang lưu ý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm