Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 27/06/2024 - 14:51
(Thanh tra) - Chiều 27/6, với 464/464 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Với luật thông qua, Quốc hội đồng ý thành lập Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Quốc hội đã thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: P.Thắng
Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở Trung ương, do Chính phủ quản lý để hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, có tính mới, rủi ro cao hoặc nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt.
Nguồn tài chính của quỹ gồm hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước; nguồn vốn hợp pháp được cấp có thẩm quyền quyết định; nguồn trích lập từ lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh là không vì mục đích lợi nhuận và được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả.
Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, phân bổ và sử dụng Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Trước khi Quốc hôi biểu quyết, báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị đề nghị bổ sung việc Chính phủ quy định việc phân bổ Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh; định kỳ hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng quỹ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách và phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo theo luật Ngân sách Nhà nước. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung nội dung trên trong dự thảo luật.
Về quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về cơ chế tăng vốn điều lệ trực tiếp từ nguồn trích lại lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, doanh nghiệp công nghiệp an ninh hoặc các nguồn huy động hợp pháp khác để giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước hoặc nghiên cứu bổ sung quy định tăng vốn điều lệ từ Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: P.Thắng
Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo luật quy định lợi nhuận sau thuế được sử dụng để trích các quỹ theo quy định của pháp luật, trong đó có Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ gắn với nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao và bù đắp chi phí nghiên cứu không thành công.
“Việc tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”, ông Tới nói.
Để bảo đảm tính trọng tâm, khả thi của việc trích lợi nhuận sau thuế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ như dự thảo luật.
Vẫn theo ông Tới, một số ý kiến đề nghị quy định về việc cho phép chuyển nguồn trong trường hợp ngân sách mua sắm, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ đặt hàng đã đấu thầu nhưng chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho bổ sung quy định này vào dự luật trình Quốc hội thông qua.
Theo đó, luật quy định rõ: ngân sách mua sắm, sản xuất sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt nếu chưa sử dụng hết thì được phép chuyển nguồn đến khi nghiệm thu, thanh lý hợp đồng hoặc kết thúc nhiệm vụ.
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được Quốc hội thông qua có 7 chương, 86 điều; hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
Khoản 4, Điều 21. Quản lý nguồn lực tài chính cho công nghiệp quốc phòng, an ninh
Lợi nhuận sau thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật, được sử dụng toàn bộ để thực hiện các nhiệm vụ sau đây theo quy định của Chính phủ:
- Trích lập Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh;
- Hỗ trợ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất sản phẩm mới, công nghệ cao và bù đắp chi phí cho doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt không thành công;
- Nộp ngân sách Nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập, chi cho các nhiệm vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản này để Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao nhiệm vụ, đặt hàng sản xuất hoặc mua sắm vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt...
Chính phủ quy định chi tiết Điều 21.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 29/4, HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV (nhiệm kỳ 2021–2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 28 (chuyên đề) để xem xét và thông qua ba nghị quyết quan trọng, trong đó có Nghị quyết tổ chức lại Thanh tra tỉnh Lai Châu.
Bùi Bình
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành chỉ thị về việc sử dụng hồ sơ điện tử trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, yêu cầu mọi giao dịch giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp phải diễn ra trên môi trường số.
T. Minh
Bùi Bình
Nhật Huyền
Hải Hà
Trung Hà
Mai Lê
Chu Tuấn
Trần Lê
Bùi Bình
Hồng Long
PV
Thu Huyền
Thu Huyền
T. Minh
T. Minh
Bùi Bình
Việt Trinh