Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội trả lời chất vấn các đại biểu

Thứ năm, 19/11/2015 - 08:35

Kết thúc buổi sáng 18/11, Quốc hội đã hoàn tất toàn bộ 2 ngày rưỡi tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong chương trình Kỳ họp thứ 10. Đây cũng là phiên chất vấn cuối cùng trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Đặc biệt, lần đầu tiên trên hội trường Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp tham gia trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. 

Trả lời 3 câu hỏi chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng phiên chất vấn; xử lý bồi thường oan sai; tác động từ phía luật pháp đối với doanh nghiệp tư nhân; quy trình xây dựng luật..., Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định cả 3 câu hỏi đều là gợi ý có chất lượng đối với công tác nghiên cứu và phát triển của Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của đại biểu đề xuất xây dựng luật để phân cấp trách nhiệm của Chính phủ và địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ, kể cả Luật Tổ chức Quốc hội liên quan đến Hội đồng nhân dân địa phương thì đã có những quy định về phân cấp, phân nhiệm để Chính phủ, Thường vụ Quốc hội có hướng dẫn phân cấp. 

Những việc đó, Quốc hội vừa thảo luận và ban hành xong, nhưng chưa có hiệu lực thi hành ngay. Bởi vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không cần phải ban hành một luật riêng về vấn đề này mà cần tổ chức thực hiện tốt các luật sắp có hiệu lực.

Trả lời câu hỏi của đại biểu về phân định lỗi cá nhân hay lỗi công vụ trong xử lý oan, sai để tiến hành bồi thường hay lấy tiền ngân sách nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các luật liên quan đến bồi thường đã có phân biệt khá rõ các hình thức lỗi như lỗi do cá nhân thẩm phán; lỗi cá nhân nhưng là do cố ý, do trình độ, năng lực; lỗi do công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án...

Khi xét xử, quyết định bồi thường, thẩm quyền thuộc về cơ quan xét xử tòa án. Như vậy, có thể nói Luật bồi thường, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và Luật Cơ quan điều tra sắp thông qua đều quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, tổ chức, cá nhân. 

"Nếu là lỗi cá nhân do cố ý làm sai thì còn có thể bị xử lý hình sự, chứ không chỉ bồi thường. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề gì đó xuất hiện thì sẽ cùng nhau tiếp tục nghiên cứu thêm" - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đối với nội dung chất vấn của đại biểu về thẩm quyền đề xuất xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trong quy trình làm luật hiện nay, thẩm quyền đề xuất, đóng góp sáng kiến xây dựng pháp luật có thể là đại biểu Quốc hội, các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao…

“Chính phủ là một chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, trình luật để Quốc hội ban hành. Đây là chủ thể quan trọng, vì Chính phủ là cơ quan hành pháp. Trong quá trình hành pháp, người điều hành trực tiếp nắm được những đòi hỏi từ thực tiễn, nhu cầu từ cuộc sống, yêu cầu của công tác quản lý để trình Quốc hội ban hành luật pháp để thực hiện quản lý nhà nước, yêu cầu của Quốc hội một cách tốt hơn. Đây là chủ thể chính trong đề xuất xây dựng các bộ luật” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề là phải tổ chức thực hiện cho tốt. Rất nhiều luật năm nay, chương trình từ đầu nhiệm kỳ đến nay là theo sáng kiến của của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội và các chủ thể khác.

“Quy trình, quy định của chúng ta rất rộng, rất dân chủ, đặt trách nhiệm rất cao vào các cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, với những đạo luật quan trọng, chúng ta còn tổ chức lấy ý kiến nhân dân, là một hình thức dân chủ toàn dân. Như vậy, luật pháp chúng ta quy định đến nay là đầy đủ” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cho rằng 3 đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch là rất tốt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội cần ghi nhận để cùng phối hợp triển khai trong quá trình xây dựng chương trình xây dựng, ban hành luật trong các kỳ họp Quốc hội./.

Theo Quang Vũ - Hồng Cường/TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm