Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Không lợi nhuận” khó hút người chịu làm công chứng

Thứ năm, 10/04/2014 - 11:43

(Thanh tra) - Thảo luận về Dự thảo Luật Công chứng tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng nay (10/4), nhiều đại biểu băn khoăn, nếu quy định nguyên tắc hành nghề công chứng “không vì mục đích lợi nhuận” sẽ khó thu hút được người tham gia và đi ngược lại chủ trương xã hội hóa nghề công chứng…

Ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lý giải, "không vì mục đích lợi nhuận " hiểu là khi hoạt động không phải bằng mọi giá để công chứng. Ảnh: Thảo Nguyên

Trong hoạt động hành nghề công chứng, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung nguyên tắc “không vì mục đích lợi nhuận” do hoạt động công chứng trước hết nhằm giúp Nhà nước bảo đảm cung cấp dịch vụ công cho xã hội nên phải đặt tính chất phục vụ lên hàng đầu. Loại hình dịch vụ này do Nhà nước ủy quyền và đặt ra giới hạn về số lượng tổ chức hành nghề công chứng trên một địa bàn nhất định, tính cạnh tranh bị hạn chế rất nhiều. 

“Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng không thể sử dụng các lợi thế này để phục vụ mục đích kiếm lợi nhuận như các hình thức kinh doanh, dịch vụ thông thường”, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói. Ông Lý cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung nguyên tắc “không vì mục đích lợi nhuận” trong hoạt động công chứng như thể hiện tại Điều 4 của Dự thảo Luật. 

Ủng hộ nguyên tắc “không vì mục đích lợi nhuận”, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề, công chứng viên thực hiện dịch vụ công? Công ích hay công quyền? Dịch vụ này mang lưỡng tính vừa công ích, vừa công quyền. Tổ chức hành nghề công chứng phải phi lợi nhuận dù Nhà nước hay tư nhân thành lập để tránh tình trạng “chạy” để thành lập Văn phòng Công chứng làm giàu. “Cần ngăn cản mọi hoạt động đầu tư vào công chứng để làm giàu”.

Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến băn khoăn cho rằng Văn phòng Công chứng hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, không có sự bao cấp của Nhà nước, nên dù cung cấp dịch vụ công ích thì hoạt động của tổ chức này cũng không thể không tính đến yếu tố lợi nhuận. 

Mặt khác, quy định nguyên tắc hành nghề công chứng “không vì mục đích lợi nhuận” sẽ mâu thuẫn trực tiếp với quy định cho phép chuyển đổi Phòng Công chứng hay chuyển nhượng Văn phòng Công chứng. “Nếu không có lợi nhuận thì bên nhận chuyển nhượng hoặc chuyển đổi tổ chức hành nghề công chứng sẽ bù đắp lại khoản tiền đã bỏ ra cho việc nhận chuyển đổi, chuyển nhượng Văn phòng công chứng bằng cách nào?”.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, quy định ““không vì mục đích lợi nhuận” thì khó thu hút được người tham gia làm hoạt động công chứng. “Làm không lợi nhuận thì ai làm. Nếu qui định không chia lợi nhuận mà để đầu tư phát triển, chỉ làm công hưởng thì được”, đại biểu Thuyền nói.

Phân tích ngay từ khi thành lập phải đầu tư, nhất là khi Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng không bình đẳng, nhiều đại biểu nhận định quy định này khó khả thi.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm