Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 21/12/2022 - 21:35
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình bên cạnh hành lang kinh tế Bắc - Nam thì ưu tiên phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây giai đoạn đến năm 2030.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Chiều ngày 21/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, Quy hoạch Tổng thể quốc gia lần đầu được xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch.
Nội dung quy hoạch xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng cấp quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng mang tính chiến lược trên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời.
Ưu tiên phát triển 2 hành lang kinh tế Đông -Tây
Tóm tắt những nội dung chủ yếu của quy hoạch, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ định hướng phát triển các vùng động lực quốc gia, hành lang kinh tế.
Cụ thể, vùng động lực quốc gia gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) và vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.
Hành lang kinh tế Bắc - Nam và 2 hành lang kinh tế Đông - Tây (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài - TP HCM - Vũng Tàu) sẽ được ưu tiên phát triển giai đoạn đến năm 2030.
Trong dài hạn sẽ từng bước hình thành và phát triển hành lang kinh tế theo đường HCM và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 6 hành lang kinh tế Đông - Tây (gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau).
Thẩm tra nội dung này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, ủy ban này đề nghị làm rõ hơn nội hàm và các định hướng phát triển cụ thể với các hành lang kinh tế.
Cơ quan thẩm tra lưu ý, dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã được Quốc hội thông qua với mục tiêu hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng, nhưng lại không được xác định là một hành lang kinh tế, trong khi báo cáo lại chọn “hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn”.
"Cả hành lang kinh tế đầu tư nguồn lực lớn lắm"
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình bên cạnh hành lang kinh tế Bắc - Nam thì ưu tiên phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây.
“Nếu không chú trọng thiết kế hướng Đông - Tây thì nhiều cơ sở hạ tầng, nhất là các cảng biển hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều, thậm chí các nước sẽ không sử dụng cảng của ta”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông dẫn ví dụ như trục hành lang Hải Phòng - Quảng Ninh, nếu không làm tốt thì hàng hóa của ASEAN qua cảng Phòng Thành (Trung Quốc) rồi ra biển quốc tế chứ không về cảng biển của Việt Nam.
Theo Chủ tịch Quốc hội, một số hành lang rất quan trọng cần được ưu tiên đầu tư trước. Như hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là hành lang để kết nối với “1 vành đai, 1 con đường của nước bạn”. Rồi hành lang Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Mộc Bài - TP HCM - Vũng Tàu.
Tuy nhiên, ông lưu ý, với từng hành lang kinh tế, không phải đầu tư đồng bộ, toàn diện ngay mà những đoạn, tuyến quan trọng thì ưu tiên nguồn lực phát triển trước. “Cả hành lang kinh tế đầu tư nguồn lực lớn lắm”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Cạnh đó, Chủ tịch Vương Đình Huệ cho rằng, cần chú trọng kết nối các hành lang kinh tế của Việt Nam với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. “Trong toàn bộ bản quy hoạch chưa thật nổi bật lắm vấn đề kết nối khu vực và quốc tế”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Giải trình sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, điểm mới của quy hoạch là tập trung tạo ra các vùng kinh tế, vùng động lực, cực tăng trưởng và hành lang kinh tế theo hướng “có trọng tâm, trọng điểm”.
Quy hoạch cũng hướng phát triển kinh tế biển, làm cao kết nối được ra quốc tế. “Cái này chưa rõ, còn mờ”, ông Dũng hứa sẽ cố gắng cao nhất, phối hợp với Ủy ban Kinh tế hoàn thiện hồ sơ, dự thảo để đáp ứng yêu cầu, bảo đảm chất lượng, tiến độ để trình Quốc hội.
Theo dự kiến chương trình, Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường, khai mạc vào ngày 5/1/2023.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền