Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/11/2014 - 21:15
(Thanh tra) - "Vật quyền, trái quyền" thay “tài sản và quyền sở hữu tải sản", "hành vi pháp lý dân sự " thay “giao dịch dân sự”. Các thuật ngữ này có gì giống nhau và khác nhau? Không có gì khác cả, vậy có cần thiết phải đổi không?...
ĐB Vũ Tiến Lộc đề nghị, nếu những khái niệm hiện hành không có vướng mắc trên thực tế thì không nên thay đổi. Ảnh: Thảo Nguyên
Cho ý kiến về Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại hội trường ngày 25/11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, những khái niệm “vật quyền”, “trái quyền”, “hành vi pháp lý” có thể đúng về lý thuyết hàn lâm, nhưng nếu thay đổi sẽ tạo ra xáo trộn lớn trong toàn bộ hệ thống pháp luật tư vốn dựa trên các thuật ngữ quen thuộc của Bộ luật Dân sự hiện hành. Trong khi, về bản chất các thuật ngữ này không có sự thay đổi về nội hàm và không tạo ra hậu quả pháp lý mới.
ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) phân tích, về kết cấu lại phần tài sản và quyền sở hữu, Bộ luật Dân sự hiện hành thiết kế chế định này khá đơn phương và vì vậy rất mạnh lạc, bao gồm quy định về tài sản và các quy định xoay quanh các nội dung về quyền sở hữu và các trường hợp hạn chế quyền sở hữu. Dự thảo mới đã kết cấu mới lại toàn bộ các chế định này theo hướng tách vấn đề tài sản để đưa vào phần chung, còn quyền sở hữu phân định lại theo vật quyền và trái quyền. Trong vật quyền quy định theo hai trục riêng, gồm chủ sở hữu và chủ sở hữu không phải quyền sở hữu.
“Cách kết cấu này có thể phù hợp, nếu đây là một giáo trình pháp luật với các lý thuyết hàn lâm về quyền sở hữu trong một hệ thống pháp luật đã vận hành ổn định, bền vững và khoa học qua cả trăm năm, như những hệ thống pháp luật của một số nước phát triển. Nhưng với hệ thống pháp luật của Việt Nam còn non trẻ, cần tiếp tục tổng kết những vấn đề thực tiễn và cần có những thiết kế rõ ràng, quen thuộc thì việc đảo lộn các quy định như thế là không thích hợp, nếu không nói là khá rủi ro. Đặc biệt là xét về góc độ tác động của nó đến hệ thống pháp luật chuyên ngành”, ĐB Lộc nói.
Hơn nữa, trên thực tế gần 10 năm thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005, không có sự ghi nhận nào về những vướng mắc phát sinh do không sắp xếp các quyền dân sự thành “trái quyền” hay “vật quyền”. Cũng không có phản ánh nào về khó khăn do không quy định riêng về quyền của người không phải chủ sở hữu, càng không có vấn đề gì về các thuật ngữ sử dụng. “Nếu không có những vướng mắc trên thực tế như vậy, tôi thấy không cần thay đổi”, ĐB Lộc nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, “chúng ta sử dụng từ ngữ sẽ làm cho toà án, kiểm sát hiểu sai, gây oan sai cho dân thì nên sửa. Nếu thấy dùng thuật ngữ đó mà ổn định, lâu dài không có vấn đề gì, không hiểu sai thì không nên sửa”
Theo ĐB Thuyền, chúng ta sửa phải có kế thừa và những gì đã ổn định, lâu dài, được người dân quen thuộc, không có gì hiểu nhầm cho người dân, thẩm phán, hội đồng xét xử, kiểm sát thì không nên sửa đổi. Nếu sửa đổi cần chứng minh được rằng những cái mới, cái tiến bộ khác hẳn cái cũ... Nhưng thay đổi “giao dịch dân sự” bằng "hành vi pháp lý dân sự" thì có gì khác nhau? “Tất nhiên, có nhiều vấn đề chúng ta thấy trong pháp luật dân sự của các nước quy định đúng là như thế, nhưng đối với chúng ta có phù hợp với thực tiễn Việt Nam hay không cần phải nghiên cứu, cân nhắc”.
ĐB Trần Tiến Dũng cho rằng, những thuật ngữ mới theo đề xuất quy định trong dự thảo ngay cả ĐBQH cũng rất khó hiểu. Ảnh: Thảo Nguyên
“Giao dịch dân sự” hiện đang sử dụng ổn định trong hệ thống pháp luật cũng như trong đời sống xã hội, không có gì vướng mắc trong quá trình áp dụng. Còn các thuật ngữ “vật quyền”, “trái quyền” không mang tính phổ biến, còn rất khó hiểu”, ĐB Trần Hồng Hà (Vĩnh Phúc) đề nghị giữ nguyên các thuật ngữ hiện nay.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cũng cho rằng, tại dự thảo sửa đổi sử dụng khá nhiều thuật ngữ, cụm từ mới để thay cho những thuật ngữ, cụm từ cũ đang được sử dụng trong luật hiện hành. Cũng có những cụm từ, thuật ngữ chưa có trong luật hiện hành, hoàn toàn mới như "hành vi pháp lý dân sự", "vật quyền", "trái quyền", "ngay tình", "vì lẽ công bằng", "dựa trên lẽ công bằng"...
Vì vậy để đảm bảo tính khả thi cho luật, cơ quan soạn thảo phải xem xét, giải thích rõ ràng, lý do vì sao sửa đổi các thuật ngữ, khái niệm, lợi ích của việc thay đổi các thuật ngũ đó, khái niệm đó và có thay đổi được căn bản đối tượng, phạm vi điều chỉnh không. Trong trường hợp thay đổi được căn bản những đối tượng và hành vi điều chỉnh cần phải dùng thuật ngữ mới thì chúng ta dùng, nhưng phải giải thích thật rõ.
“Những từ ngữ đó, những thuật ngữ đó còn rất lạ tai, rất mới, đối với chúng ta cũng rất khó hiểu, chưa nói đối với những người dân tham gia vào giao dịch dân sự thường xuyên lại càng khó hiểu”, ông Dũng góp ý.
Kết thúc phiên thảo luận, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đây là bộ luật đang trình Quốc hội lần đầu, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận trong hai kỳ họp tiếp theo. Phó Chủ tịch đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát lại tất cả chế định, phản ánh được ý kiến của các ĐBQH để có được bộ luật hoàn chỉnh, có chất lượng, trình lấy ý kiến nhân dân vào đầu năm 2015.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Thói quen đọc hết một cuốn sách giúp ta hình thành thói quen làm việc đến nơi, đến chốn; còn đọc lướt trên mạng tạo thói quen hời hợt, không tập trung”, theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh.
Hương Giang
16:58 01/11/2024(Thanh tra) - Chiều 1/11, Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
CB
16:48 01/11/2024Thông Sắc
15:41 01/11/2024Hương Giang
11:07 01/11/2024Hương Giang
11:02 01/11/2024Hương Giang
05:30 01/11/2024Thanh Nhung
Nguyễn Điểm
Thu Huyền
Công Thắng – Thành Nam
Hải Hà
Hương Giang
CB
Hương Trà
Trọng Tài
Văn Thanh
Thu Huyền