Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 20/10/2021 - 06:00
(Thanh tra) - Sáng nay (20/10), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh, nước ta đang từng bước trở về trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch COVID -19.
Toàn cảnh kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV. Ảnh minh hoạ. Nguồn TTXVN
Do tình hình dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt.
Theo đó, đợt một, họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương từ ngày 20/10 đến ngày 30/10. Quốc hội làm việc hai ngày thứ bảy, một ngày chủ nhật.
Đợt hai, họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/11 đến ngày 13/11). Quốc hội làm việc một ngày thứ bảy.
“Nếu dịch bệnh COVID -19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí đợt hai liền mạch với đợt một để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung thời gian cho công tác phòng, chống dịch”, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.
Xem xét các cơ chế, chính sách đặc thù cho 4 tỉnh, thành
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp); xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật.
Những dự án luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp này là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hải Phòng; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế; Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến…
Các Dự án Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu.
Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; báo cáo của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác: phòng chống tham nhũng; phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thi hành án năm 2021.
Sẽ chất vấn những vấn đề bức xúc, cử tri quan tâm
Đáng chú ý, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Trả lời báo chí về chất vấn và trả lời chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, ông đã có văn bản gửi 63 đoàn đại biểu Quốc hội xin ý kiến nội dung này.
Hiện đã có 54 đoàn đại biểu Quốc hội và 23 đại biểu gửi đề nghị về. Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp bước đầu có 59 nhóm vấn đề chất vấn.
Tuy nhiên, theo ông Cường, quyết định nhóm chất vấn và người trả lời chất vấn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, cụ thể là tất cả các đại biểu Quốc hội cho ý kiến.
“Dự kiến khoảng từ 27-28/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi xin ý kiến các đại biểu. Sau khi đại biểu gửi ý kiến thì Thường vụ Quốc hội sẽ họp, quyết định vấn đề nào sẽ đưa ra chất vấn, bộ trưởng nào sẽ được chất vấn”, ông Cường nói và cho hay, tại kỳ họp này, Thủ tướng Chính phủ sẽ trả lời chất vấn.
Tổng Thư ký Quốc hội nhắc lại tiêu chí chọn vấn đề chất vấn như những vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, được nhiều đại biểu, cử tri quan tâm; không chất vấn vẫn đề đã có trong nghị quyết chất vấn và nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội trong thời gian 12 tháng…
“Đến thời điểm nay chưa nói được chủ đề gì, ai sẽ trả lời chất vấn”, Tổng Thư ký Quốc hội nói.
Tại buổi họp về việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ họp thứ 2 trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu rất lớn đặt ra trong quá trình chuẩn bị và tổ chức kỳ họp là vừa cố gắng giảm thời gian làm việc (dự kiến khoảng 17 ngày so với mức trung bình 1 tháng cho kỳ họp cuối năm - PV) nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng các quyết đáp của Quốc hội đối với sự phát triển của đất nước trong năm 2022 và các năm tiếp theo, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID -19.
Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay dịch bệnh COVID -19 đã cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, do đó, việc Quốc hội cố gắng rút ngắn tối đa thời gian làm việc sẽ tạo điều kiện để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, bảo đảm chất lượng là yêu cầu bắt buộc, không vì quá tiết kiệm thời gian mà làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Quốc hội. Đây cũng là yêu cầu xuyên suốt đối với hoạt động của Quốc hội thời gian tới, đặt trong tổng thể về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội đã được xác định tại chương trình hành động của Đảng Đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 161/2021/QH14 của Quốc hội về công tác của các cơ quan nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.
(Thanh tra) - Sáng 22/11, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hương Giang
10:49 22/11/2024Hương Giang
09:25 22/11/2024Hương Giang
17:00 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân