Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 07/09/2022 - 14:04
(Thanh tra) - Theo đại biểu Quốc hội, không ít trường hợp người đứng đầu cơ quan thanh tra và trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo xin ý kiến thủ trưởng của cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp theo yêu cầu trước khi ký kết luận thanh tra. Điều đó có nghĩa kết luận thanh tra sẽ không bảo đảm tính khách quan nếu thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước "lệch lạc”.
Đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa)
Sáng ngày 7/9, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Dự án luật này đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 3 (tháng 5/2022) và dự kiến thông qua tại kỳ họp 4 (tháng 10/2022).
Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm góp ý là giải pháp để đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra.
Cần biện pháp tránh can thiệp của thủ trưởng cơ quan quản lý với hoạt động thanh tra
Theo đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), dự luật cần thiết kế các biện pháp để bảo đảm vị thế chính trị, tính độc lập gắn với tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan thanh tra Nhà nước tương xứng với chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là bảo đảm thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Trí thấy, dù dự thảo luật quy định vị trí, vai trò của người đứng đầu các cơ quan thanh tra trong việc tham mưu cho thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp, xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra.
Đồng thời quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong việc phê duyệt, ban hành kế hoạch thanh tra, kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra.
Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động thanh tra, ông Trí chỉ rõ người đứng đầu cơ quan thanh tra vẫn không độc lập hoàn toàn trong việc xác định đối tượng thanh tra, trong kết luận và kiến nghị xử lý.
“Trên thực tế đã có không ít trường hợp người đứng đầu cơ quan thanh tra và trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo xin ý kiến thủ trưởng của cơ quan quản lý Nhà nước theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trước khi người đứng đầu cơ quan thanh tra ký kết luận.
Điều đó cũng có nghĩa kết luận thanh tra sẽ không bảo đảm tính khách quan nếu thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có sự lệch lạc”, đại biểu đoàn Khánh Hòa nêu.
Vì vậy, để bảo đảm hoạt động thanh tra được chính xác, khách quan, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả, đại biểu Trí đề nghị cần quy định rõ các biện pháp tránh sự can thiệp của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, của người đứng đầu cơ quan thanh tra đối với hoạt động của đoàn thanh tra.
Đại biểu đề nghị bổ sung về xây dựng kế hoạch thanh tra và xử lý kết luận sau thanh tra nếu trong trường hợp người đứng đầu cơ quan thanh tra trình kế hoạch thanh tra hoặc kết luận thanh tra mà thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp không chấp thuận thì ý kiến không chấp thuận phải thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận.
Đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) thì đề nghị quy định rõ việc báo cáo kết quả thanh tra.
Theo đó, “trường hợp phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì trong báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi tham nhũng, tiêu cực theo các mức độ sau đây: Yếu kém về năng lực quản lý; thiếu trách nhiệm trong quản lý; bao che cho người có hành vi tham nhũng, tiêu cực.”
Còn đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) thì đề nghị cân nhắc việc quy định thẩm định dự thảo kết luận thanh tra.
Theo nữ đại biểu, đoàn thanh tra hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người ra quyết định thanh tra, người được giao thẩm định muốn có đủ cơ sở pháp lý, đủ căn cứ để thẩm định thì phải tiến hành kiểm tra, xác minh giống như cuộc thanh tra.
Đại biểu cho rằng, điều này khiến cuộc thanh tra đó sẽ tiến hành 2 lần, không đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng. “Việc thẩm định sẽ phải có thời gian nhất định để thực hiện, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời hạn ban hành kết luận thanh tra”, bà Thúy lưu ý.
Đoàn thanh tra mà không có thanh tra viên thì chỉ nên là đoàn kiểm tra thôi
Trong khi đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) bày tỏ băn khoăn khi dự thảo đã bỏ quy định về thời hạn công khai kết luận thanh tra.
Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan như trước khi công khai kết luận có thể sửa đổi, bổ sung kết luận thanh tra; nghiêm cấm tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc thanh tra sau khi kết luận thanh tra chưa được công khai (luật hiện hành quy định là chưa có kết luận chính thức).
Việc sửa đổi như trên, theo đại biểu Cường, có thể đem lại thuận lợi cho cơ quan tiến hành thanh tra, nhưng không phù hợp với chủ trương công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, chính xác của hoạt động thanh tra. Cạnh đó, có thể gây khó khăn cho các đối tượng phải thực hiện kết luận thanh tra.
“Về nguyên tắc, khi kết luận được ký thì phải thi hành, tuy nhiên, nếu kết luận chưa công khai thì làm sao thi hành được mà không vi phạm điều cấm là tiết lộ thông tin liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa công khai”, ông Cường phân tích.
Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định rõ trong thời hạn 10 - 15 ngày sau khi ký thì phải công khai kết luận thanh tra, tránh được sự can thiệp tác động vào kết luận thanh tra sau khi đã được ký.
Về thành lập đoàn thanh tra, dự thảo quy định “đoàn thanh tra có trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra”.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường thấy, dự thảo luật đã bỏ quy định đoàn thanh tra phải có thanh tra viên. Theo ông Cường, thực tế có trường hợp là trưởng đoàn thanh tra không phải thanh tra viên nhưng trong đoàn thì phải có thanh tra viên.
Bởi thanh tra viên có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn thời gian công tác và phải thi tuyển… để bảo đảm chất lượng của đoàn thanh tra và để thực hiện các thẩm quyền của thanh tra viên.
“Nếu đoàn thanh tra mà không cần thanh tra viên thì chế định thanh tra viên sẽ vô nghĩa. Đoàn thanh tra mà không có thanh tra viên thì tôi nghĩ chỉ nên là đoàn kiểm tra thôi”, ông Cường nói và đề nghị cân nhắc với sửa đổi về lập đoàn thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương
Nam Dũng
Hoàng Nam
Lâm Ánh
Phương Hiếu
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Trần Kiên