Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Kiên
Thứ sáu, 15/11/2024 - 19:19
(Thanh tra) - Ngày 15/11, UBND tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững”.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình lần thứ IV. Ảnh: TK
Dự Đại hội có ông Y Vinh Tơr, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo tỉnh Hoà Bình; cơ quan công tác dân tộc các tỉnh Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Thái Nguyên và 250 đại biểu ưu tú đại diện cho trên 65 vạn đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc Đại hội, ông Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình cho biết: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hoà Bình lần thứ IV năm 2024 nhằm tổng kết, đánh giá thành tựu kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển cơ sở, xóa đói giảm đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 – 2024. Khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình Bùi Văn Khánh nhấn mạnh: Đại hội cũng là dịp để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất ý chí, hành động, củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tham gia đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Báo cáo chính trị trình Đại hội, giai đoạn 2019 – 2024 cho thấy, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; kinh tế duy trì ở mức tăng trưởng khá. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 69,77 triệu đồng; văn hóa, giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được tăng cường; quốc phòng, an ninh được đảm bảo; hoạt động đối ngoại được mở rộng và đạt được nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ giảm nghèo các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ 16,52% năm 2021 xuống còn còn 9,8% vào năm 2023, giảm bình quân mỗi năm 3,36%; có 14 xã đặc biệt khó khăn và 7 xã khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.
Hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của Nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, truyền thống tốt đẹp của đồng bào được các cấp, ngành quan tâm thực hiện đồng bộ, quyết liệt…
Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr ghi nhận những thành tựu tỉnh Hoà Bình đạt được trong thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, thể hiện quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Thứ trưởng Y Vinh Tơr đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình tiếp tục nỗ lực, chủ động, quyết tâm phấn đấu đạt nhiều kết quả toàn diện hơn, to lớn hơn. Đại hội cần nhận định rõ các thuận lợi, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức của địa phương vùng dân tộc thiểu số, miền núi để tiếp tục đổi mới, đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả, bền vững cho giai đoạn 2024-2029.
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoà Bình đề nghị các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, đồng bào các dân tộc tập trung quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí của công tác dân tộc, tầm quan trọng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống người dân; đảm bảo an ninh trật tự, nhất là việc phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn những hoạt động lợi dụng dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết không để hình thành các "điểm nóng” về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh.
Đổi mới nội dung, phương thức triển khai, thực hiện công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, nhất là Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án để hỗ trợ bà con phát triển kinh tế; thu hút các dự án phát triển du lịch, chế biến nông lâm nghiệp, dự án sản xuất sử dụng nhiều lao động về nông thôn, vùng sâu, vùng cao, qua đó góp phần ổn định, nâng cao đời sống của Nhân dân…
Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư, đồng bào các dân tộc đoàn kết, quyết tâm cao, tin tưởng cùng hệ thống chính trị của tỉnh phấn đấu giai đoạn 2024-2029 đạt được các mục tiêu chủ yếu sau: Đạt thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026-2030 mỗi năm giảm 2,5%-3% (riêng năm 2025, là năm cuối giai đoạn 2021-2025, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,4% so với năm 2024); đối với các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4-4,5%. Cơ bản không còn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 40% lao động người dân tộc thiểu số biết làm các ngành, nghề như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ. Xoá tình trạng nhà ở đơn sơ, nhà thiếu kiên cố; ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường sinh thái; duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.
Trên 90% số hộ nông dân người dân tộc thiểu số làm kinh tế nông - lâm nghiệp hàng hoá; trên 90% số xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ sơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Giải quyết căn bản tình trạng di cư không theo kế hoạch trong vùng dân tộc thiểu số và miền núi; quy hoạch sắp xếp, di dời, phấn đấu bố trí 100% các hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán, rải rác tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở có nơi ở ổn định, an toàn.
Tại Đại hội, Ủy ban Dân tộc đã tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp phát triển các dân tộc cho 3 cá nhân, tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 13 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2019 – 2024.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/11, UBND tỉnh Hoà Bình long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững”.
Trần Kiên
19:19 15/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký do có những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước.
Hương Giang
18:26 15/11/2024Hương Giang
18:25 15/11/2024Nam Dũng
17:16 15/11/2024Trung Hà
17:13 15/11/2024N. A
17:05 15/11/2024T.Thanh
T.Lương
PV
Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư VietinBank
Nguyễn Hiền – PC Lào Cai
Theo EVNNPC
Uyên Uyên
Lê Phương
Hoàng Hiệp
Hải Hà
Lê Hữu Chính
Trần Kiên