Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 18/06/2020 - 14:13
(Thanh tra) - Quốc hội đồng ý công nhận và cho thi hành hành tại Việt Nam phán quyết chung thẩm về nghĩa vụ tài chính do cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư ban hành theo quy định của Hiệp định EVIPA.
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết. Ảnh: TN
Sáng ngày 18/6, Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVIPA) đã được đại biểu bấm nút thông qua.
Như vậy, phán quyết chung thẩm về nghĩa vụ tài chính do cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư ban hành quy định theo Hiệp định EVIPA sẽ được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, có ý kiến đề nghị quy định rõ nội dung “nghĩa vụ tài chính” được thi hành theo nghị quyết này. Ý kiến khác đề nghị thay cụm từ “nghĩa vụ tài chính” bằng cụm từ “nghĩa vụ tài sản”.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho hay, theo quy định tại Điều 3.57 của Hiệp định EVIPA, Việt Nam chỉ phải thi hành các “nghĩa vụ về tài chính”.
Nội dung nghĩa vụ tài chính phải thi hành gồm: Thiệt hại về tiền và lãi suất áp dụng; chuyển giao tài sản và được bồi thường thiệt hại bằng tiền, lãi suất áp dụng thay cho việc chuyển giao tài sản.
Điều 3.52 của Hiệp định cũng quy định cơ quan giải quyết tranh chấp không được phán quyết bãi bỏ các biện pháp có liên quan.
“Phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết đã xác định rõ chỉ có các nghĩa vụ tài chính mà không bao gồm các nghĩa vụ khác. Quy định trên thể hiện chính xác lời văn của Hiệp định nhằm bảo đảm tính khái quát, phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc dẫn chiếu các điều khoản của Hiệp định”, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu.
Nghị quyết nêu rõ, phán quyết được ban hành trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực hoặc trong một thời gian dài hơn theo quyết định của Ủy ban thành lập quy định tại Hiệp định đối với bị đơn là Việt Nam được coi như phán quyết của Trọng tài nước ngoài.
Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài phù hợp với Công ước về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, làm tại New York, ngày 10/6/1958 để xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận Phán quyết đối với bị đơn là Việt Nam.
Phán quyết được hành sau thời hạn 5 năm, với bị đơn là Việt Nam thì được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án Việt Nam. Tòa án nhân dân tỉnh, TP nơi người phải thi hành phán quyết có tài sản ra quyết định công nhận, cho thi hành phán quyết trên lãnh thổ Việt Nam khi người được thi hành phán quyết có đơn yêu cầu.
Cũng theo nghị quyết, kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, phán quyết được ban hành đối với bị đơn là Liên minh Châu Âu hoặc nước thành viên Liên minh Châu Âu được công nhận như bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương