Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 01/06/2020 - 15:38
(Thanh tra) - Chính phủ trình Quốc hội cho Hà Nội giữ lại toàn bộ số tiền cổ phần hóa (CPH), thoái vốn doanh nghiệp (DN) do UBND TP làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước. Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, toàn bộ số tiền sẽ được dùng đầu tư 2 dự án đường sắt đô thị.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: quochoi.vn
Sáng ngày 1/6, họp phiên thứ 45 (đợt 2), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính-ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội.
Một trong những chính sách đặc thù Chính phủ đề xuất là, ngân sách TP Hà Nội được hưởng toàn bộ số thu từ sắp xếp, CPH DN Nhà nước, thoái vốn Nhà nước đầu tư tại các DN do UBND TP làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.
Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách tán thành với đề xuất của Chính phủ.
Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị Chính phủ rà soát lại một số văn bản quy định về việc sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, CPH, thoái vốn đầu tư tại các DN Nhà nước do UBND tỉnh, TP là đại diện chủ sở hữu để sửa đổi cho thống nhất với Luật Ngân sách Nhà nước hoặc các khoản thu này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước là 100% của thu ngân sách địa phương thì không quy định lại trong nghị quyết này.
Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải, cũng có ý kiến cho rằng, để không gây ảnh hưởng cân đối của ngân sách Trung ương, đáp ứng nhu cầu thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 đề nghị cân nhắc việc để lại toàn bộ số thu này, có thể mức để lại cho TP Hà Nội bằng khoảng 70% so với mức Chính phủ đề xuất là hợp lý.
Hai dự án đường sắt đô thị trị giá hơn 100.000 tỷ đồng
Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý việc cho phép Hà Nội giữ lại khoản tiền CPH, thoái vốn tại DN của TP. Theo bà Ngân, việc chuyển khoản tiền này về Quỹ Hỗ trợ, sắp xếp DN là “rất bất hợp lý”.
“Đề nghị Bộ Tài chính thể hiện quan điểm chính kiến về vấn đề này”, bà Ngân nói.
Phát biểu sau đó, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nếu tính tổng tài sản CPH DN thì Hà Nội còn khoảng 25.000 tỷ đồng theo giá trị vốn.
Theo ông Chung, thời gian vừa qua thực hiện CPH, TP đã thu được 11.000 tỷ đồng nhưng mấy năm qua cũng giữ lại không nộp về quỹ tài chính của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
“Các lão thành nhiều thế hệ cho rằng, đây là tiền do TP đầu tư nên phải giữ lại. Nếu lần này Quốc hội quyết định được việc này thì các cụ lão thành rất phấn khởi", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Cũng theo ông Chung, Hà Nội xin giữ lại số tiền này để xây dựng đường sắt đô thị.
Hà Nội đang triển khai 2 dự án đường sắt đô thị, dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 tới. Theo đó, tuyến đường sắt ga Hà Nội - Hoàng Mai trị giá hơn 40.000 tỷ đồng và tuyến đường sắt số 5 từ Văn Cao đi Hòa Lạc trị giá 66.000 tỷ đồng.
“Cả 2 dự án xây dựng hoàn toàn bằng vốn của Hà Nội. Một là lấy từ nguồn vốn CPH, hai là vốn từ ngân sách TP trong 5 năm bỏ ra 15.000 tỉ đồng và thứ 3 là phát hành trái phiếu”, ông Chung nêu.
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho Hà Nội theo quy trình 1 kỳ họp tại đợt 2 kỳ họp 9 diễn ra từ 8/6 tới đây.
Còn về việc TP Hà Nội dùng số tiền CPH, thoái vốn vào việc gì, theo ông Hiển là theo thẩm quyền của HĐND TP. Tuy nhiên, ông Hiển lưu ý, “mức đó vượt quá mức đầu tư của dự án nhóm A, thuộc về công trình trọng điểm thì phải xin ý kiến Quốc hội, đó là quy định của luật”.
Không nên quy định mức trần các loại phí
Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất cho Hà Nội được thực hiện thí điểm thu phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí không quá 1,5 lần đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí (không kể các loại phí thuộc nguồn thu của ngân sách sách Trung ương hưởng 100%) được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không nên quy định mức trần của các loại phí là không quá 1,5 lần so với quy định để tạo sự linh hoạt cho TP.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, nếu quy định mức trần tăng phí ở Hà Nội là 1,5 lần thì sẽ "trói" hơn so với TP Hồ Chí Minh.
"Cần hiểu việc tăng phí, lệ phí không phải để tăng thu ngân sách cho TP, mà có cơ chế xử lý vấn đề trật tự đô thị, ùn tắc giao thông tại một số khu vực lõi", ông Thanh nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, riêng phí, lệ phí toà án không giao cho HĐND TP quyết định do đây là lĩnh vực đặc thù.
Ông Lưu cũng nhấn mạnh, không nên đưa ra mức trần tăng phí "cứng" 1,5 lần so với hiện tại, thay vào đó HĐND được quyết định nhưng phải trên cơ sở đồng thuận của nhân dân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương