Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng bị "điểm danh" quy định chống dịch chưa cân nhắc kỹ, gây bức xúc

Hương Giang

Chủ nhật, 05/09/2021 - 22:03

(Thanh tra) - Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, vẫn còn một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… khi ban hành các quy định phòng, chống dịch chưa cân nhắc kỹ lưỡng một số mặt, gây bức xúc trong dư luận.

Lực lượng Công an TP Hà Nội kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: C.Thắng

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày tại cuộc họp Ban Chỉ đạo chiều 5/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Có nơi vẫn chưa nghiêm, người dân còn chủ quan

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, công tác phòng, chống dịch đang đi đúng hướng, phù hợp với diễn biến tình hình và điều kiện thực tế của nước ta.

“Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, khó lường, vì vậy, vẫn phải tiếp tục cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe vừa làm vừa rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội và phải tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả”, ông Long nói.

Ban Chỉ đạo quốc gia cũng “điểm danh” những tồn tại, thách thức trong công tác phòng, chống dịch. Đầu tiên là vẫn còn một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… khi ban hành các quy định phòng, chống dịch theo thẩm quyền, nhất là vấn đề giao thông, lưu thông hàng hóa, chưa cân nhắc kỹ lưỡng một số mặt như cách làm, thời điểm thực hiện, việc đánh giá tác động và chuẩn bị truyền thông. Vì thế, việc này đã nên gây bức xúc trong dư luận.

Cạnh đó, công tác tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nhất là ở cơ sở tại một số địa phương.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, một số xã, phường, thị trấn có nơi, có lúc còn chưa thực hiện nghiêm, chưa quyết liệt, đồng bộ, triệt để trong triển khai các quy định về phòng, chống dịch, nhất là những nơi giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội.

Còn một số người dân chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến dịch bệnh và chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh để tham gia phòng chống dịch tích cực, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo quốc gia nêu rõ Hà Nội đến nay có 11 chuỗi lây nhiễm, gồm 3 chuỗi đã xác định được nguồn lây và 8 chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn lây.

Các ổ dịch phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân (492 ca); ổ dịch phường Văn Miếu và Văn Chương của quận Đống Đa (204 ca); ổ dịch Giáp Bát, Hoàng Mai (50 ca) có diễn biến phức tạp nhất của TP. 

Người dân ra đường trong thời gian giãn cách giảm rõ rệt

Điểm lại tình hình chống dịch ở các địa phương trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo đánh giá các địa phương đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng người dân di chuyển trên đường phố giai đoạn giãn cách đã giảm rõ rệt.

Tại TP HCM, lưu lượng người di chuyển trên đường đã giảm 90% so với trước khi thực hiện Chỉ thị 16.

Các bộ, ngành, địa phương đã và đang tiếp tục triển khai các chính sách an sinh xã hội đến với người dân.

Thống kê cho thấy, đã có trên 15 triệu người lao động được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 với số kinh phí trên 8.400 tỷ đồng; 1,2 triệu lao động tự do được hỗ trợ với số kinh phí 2.180 tỷ đồng và 37.000 hộ sản xuất kinh doanh đã nhận được hỗ trợ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Ảnh: N.Bắc

Các địa phương khu vực miền Nam và một số tỉnh khu vực miền Trung đã thực hiện 72% tổng số kinh phí hỗ trợ của cả nước. Trong đó, TP HCM đã sử dụng trên 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động tự do, người yếu thế trên địa bàn; hỗ trợ trên 1,4 triệu túi an sinh xã hội.

Về tiêm vaccine, cả nước đã tiêm được 21.523.792 liều, đạt gần 30% số người từ 18 tuổi trở lên, trong đó 15.112.140 người tiêm 1 liều và hơn 3.205.826 người tiêm đủ 2 liều.

Tính đến ngày 4/9, TP Hà Nội đã tiêm 3.026.125 liều, đạt 52,7%; TP HCM tiêm 6.130.000 liều, đạt 88,0%.

Không để giãn cách kéo dài mà không đạt được mục tiêu

Để sớm kiểm soát dịch bệnh, trở về trạng thái “bình thường mới” trên toàn quốc, Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”; lấy xã, phường là pháo đài, người dân là chiến sỹ, vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện.

Những nơi chưa làm thì kiện toàn ngay các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp do bí thư cấp ủy đứng đầu; thiết lập trung tâm chỉ huy do chủ tịch UBND các cấp đứng đầu.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia, các địa phương trong thời gian giãn cách xã hội phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, dứt khoát không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội.

Ở cấp cơ sở, các xã, phường, thị trấn cần thực hiện nghiêm ngặt quy định về giãn cách, cách ly, “ai ở đâu ở đó”; bảo đảm an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc; bảo đảm mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa ngay tại xã, phường, thị trấn…

Với những nơi tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, Ban Chỉ đạo quốc gia yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân một cách hiệu quả và an toàn.

Đến 15/9, tại các khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao phải lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất ba lần (2-3 ngày/lần); các khu vực khác lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân ít nhất một lần (từ 5-7 ngày/lần).

Ban Chỉ đạo quốc gia cũng quán triệt khẩn trương tiêm vaccine ngay khi được phân bổ, ưu tiên tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người dân tại khu vực nguy cơ cao, rất cao, khu vực có mật độ dân cư cao…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm