Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/10/2018 - 17:04
(Thanh tra) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhân sự duy nhất được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ĐBQH bên hành lang Quốc hội
Chiều ngày 22/10, Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Tờ trình nêu rõ: “Căn cứ điều 74 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013, căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014 QH13, căn cứ Điều 31 nội quy kỳ họp Quốc hội, căn cứ Điểm 4 Nghị quyết số 34 ngày 6/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trân trọng giới thiệu Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng –-ĐBQH khoá 14 đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ tờ trình và các tài liệu kèm theo về nhân sự để Quốc hội tiến hành thảo luận, quyết định bầu, phê chuẩn nhân sự đạt kết quả tốt.
“8h sáng mai (23/10), các ĐBQH sẽ thảo luận tại đoàn về nhân sự Chủ tịch nước. Nội dung thảo luận tại đoàn phải được lập biên bản và đề nghị các đoàn gửi biên bản đến Ban công tác đại biểu ngay sau khi kết thúc thảo luận tại đoàn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Theo chương trình, sau khi thảo luận tại Đoàn, các ĐBQH sẽ tiến hành bỏ phiếu kín bầu chính thức vào phiên họp sáng mai. Kết quả kiểm phiếu được công bố vào chiều mai. Ngay sau đó, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông có học hàm giáo sư, học vị tiến sĩ Chính trị học, cử nhân ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 7, 8, 9, 10, 11, 12), Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương TƯ Đảng (khóa 8, 9, 10, 11, 12).
Trong sự nghiệp, ngoài gần 2 năm làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Cán sự Đại học Thành ủy Hà Nội, ông có 2 năm phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng.
Ông từng giữ chức Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006 là nhiệm kỳ ông làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Ông trở thành ĐBQH khóa 11 và tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 11 đã bầu ông làm Chủ tịch Quốc hội.
Ông tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa 12.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 (1/2011), ông được bầu làm Tổng Bí thư khóa 11.
Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (1/2016), ông tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Tổng Bí thư khóa 12.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số trình Quốc hội đưa ra các nguyên tắc quản lý và phát triển trí tuệ nhân tạo AI, đồng thời đề xuất chính sách ưu đãi với doanh nghiệp công nghệ số.
Hương Giang
10:45 23/11/2024(Thanh tra) - Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội, nếu quy định như dự thảo luật về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp Nhà nước sẽ lỡ cơ hội đầu tư, dễ dẫn đến vi phạm.
Hương Giang
09:06 23/11/2024Hoàng Nam
22:10 22/11/2024Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang