Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 11/04/2023 - 12:17
(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đoàn giám sát nêu cụ thể hiện trạng thanh quyết toán các nguồn lực phòng chống dịch COVID -19 trong và ngoài nước, làm rõ còn bao nhiêu chưa được thanh quyết toán, bao nhiêu chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không?
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: P.Thắng
Sáng ngày 11/4, tiếp tục phiên họp 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của đoàn giám sát của Quốc hội về “việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.
“Giám sát phải gắn với trách nhiệm”
Một trong những đánh giá của đoàn giám sát là, “hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch chưa đủ để điều chỉnh đối với một dịch bệnh chưa có trong tiền lệ như COVID-19, do đó tạo ra các khoảng trống pháp lý trong công tác phòng chống dịch”.
Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nói “rất băn khoăn” về nhận định trên.
“Không khéo, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng làm không được thì đổ cho hệ thống. Tôi đồng tình rằng hệ thống pháp luật, ở tầm Hiến pháp và luật, còn những chỗ chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ; nhưng chủ yếu vẫn là văn bản dưới luật và điều hành cụ thể. Như thế này hoá ra đổ hết cho hệ thống pháp luật chúng ta không đồng bộ và nhiều khoảng trống. Chỗ nào các đồng chí cũng bảo là ‘khoảng trống’”, ông Phương nhận xét.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là chuyên đề giám sát tối cao, thông qua giám sát làm rõ thực trạng, đánh giá kết quả, tồn tại, yếu kém, nguyên nhân khách quan, chủ quan.
“Giám sát phải gắn với trách nhiệm”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh và nhận thấy, báo cáo giám sát nêu “một số, nhìn chung, có lúc, có nơi mà không có địa chỉ cụ thể, kết quả cụ thể, việc cụ thể”.
Ngay nhận định luật pháp liên quan đến vấn đề này còn nhiều hạn chế, nhưng Chủ tịch Quốc hội thấy không chỉ thẳng luật pháp nào hạn chế.
“Cái này đã đủ rõ để quy được trách nhiệm chưa? Bắt được bệnh để chúng ta trị bệnh chưa?”, ông Vương Đình Huệ nêu câu hỏi và nhấn mạnh nghị quyết Quốc hội giám sát tối cao không thể chung chung được, vì không tác động hiệu lực gì, hậu kiểm rất khó, thực hiện kiến nghị sau giám sát rất khó.
Hai sai phạm “rất lớn” là vụ chuyến bay giải cứu và test kit Việt Á
Đi vào nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội nói, nguồn lực huy động phòng chống dịch có cả viện trợ vaccine, sinh phẩm y tế; huy động xã hội hoá…
Từ đó, ông Vương Đình Huệ đề nghị đoàn giám sát trình nêu rõ hiện trạng thanh quyết toán các nguồn trong và ngoài nước, làm rõ còn bao nhiêu chưa được thanh quyết toán, bao nhiêu chưa được chi trả, có thất thoát, sai phạm gì không?
Lưu ý về phòng chống dịch, Kiểm toán Nhà nước đã làm, Thanh tra Chính phủ làm rồi, Bộ Công an, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chức năng cũng làm rồi, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, báo cáo giám sát phải thống kê, xác định tồn đọng gì thì Quốc hội mới có căn cứ để quyết định được.
“Chúng ta đã có hai sai phạm rất lớn trong lĩnh vực này là chuyến bay giải cứu và vụ test kit Việt Á. Chuyến bay giải cứu cũng là huy động nguồn lực, cũng là phòng chống dịch chứ không phải nằm ngoài phạm vi cuộc giám sát này đâu. Nhưng cả báo cáo này không nhắc gì đến hai việc này cả, dự thảo nghị quyết cũng không nói gì về hai việc này cả”, Chủ tịch Quốc hội băn khoăn.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng, báo cáo giám sát đang thiếu vắng 2 vụ việc nổi cộm là chuyến bay giải cứu và vụ kit test Việt Á.
Ông Thanh nói đọc cả hơn 110 trang báo cáo giám sát đầy đủ với hơn 400 footnote (chú thích) thì chỉ thấy 3 dòng nói về vụ án kit test Việt Á.
“Có lẽ ra Quốc hội rất nhiều đại biểu cũng sẽ nói vấn đề này. Đề nghị đoàn giám sát bổ sung thêm liều lượng đáp ứng yêu cầu đại biểu Quốc hội và sự quan tâm của cử tri”, ông Thanh nêu ý kiến.
Huy động 236 nghìn tỷ đồng chống dịch, dành gần 2.600 tỷ đồng mua kit test
Trước đó, trình bày báo cáo của đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, giai đoạn 2020-2022, nguồn lực phục vụ phòng chống dịch COVID-19 có quy mô khoảng 613 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, miễn giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân khoảng 435,5 nghìn tỷ đồng; thực hiện các gói hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với tổng chi phí trên 47,2 nghìn tỷ đồng.
Song song, là nguồn lực huy động để phòng chống dịch. Theo bà Thúy Anh, đến 31/12/2022, đã huy động được 236 nghìn tỷ đồng để trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch, gồm: trên 189 nghìn tỷ đồng tiền ngân sách và trên 47 nghìn tỷ động từ viện trợ (chủ yếu là vaccine).
Quỹ Vaccine phòng chống dịch COVID-19 cũng huy động được trên 15,1 nghìn tỷ đồng; nhận gần 160 triệu liệu vaccine từ các nguồn viện trợ, tài trợ.
“Công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực huy động để phục vụ cho công tác phòng chống dịch về cơ bản đã được thực hiện đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thực hiện theo các chủ trương, chính sách đã ban hành”, bà Thúy Anh nêu ý kiến của đoàn giám sát.
Theo đó, kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 là trên 15,1 nghìn tỷ đồng; mua sắm kit test 2.593 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm (trừ test kit) 5.291 tỷ đồng; khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân COVID-19 là 719 tỷ đồng; sàng lọc, thu dung, cách ly y tế 89 tỷ đồng.
Nguồn lực cũng được dùng xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp cơ sở điều trị COVID-19, cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến 403 tỷ đồng; thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng tuyến đầu và các lực lượng khác tham gia chống dịch (quân đội, công an, y tế ...) 4.487 tỷ đồng…
Bên cạnh kết quả, đoàn giám sát chỉ ra không ít những khó khăn trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn lực từ ngân sách nhà nước.
“Các quy định hướng dẫn mua sắm vật tư, trang thiết chậm được điều chỉnh dẫn đến tâm lý lo ngại, sợ sai từ sau các vụ việc tiêu cực phát sinh; còn xảy ra sai phạm trong mua sắm ở nhiều mức độ khác nhau, có vụ việc đến mức phải xử lý hình sự”, bà Thùy Anh nói.
Cạnh đó, việc tiếp nhận trang thiết bị, phương tiện, thuốc, sinh phẩm, hóa chất được tài trợ thiếu thủ tục, hồ sơ, không xác định được giá trị tài sản dẫn đến không đủ cơ sở pháp lý trong việc xác nhận quyền sở hữu toàn dân, quản lý, theo dõi, hạch toán.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC