Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai 3 TP HCM đã được Bộ Chính trị cho ý kiến

Hương Giang

Thứ ba, 19/04/2022 - 16:15

(Thanh tra) - Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án tại kỳ họp thứ 3. Trong đó, có dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai 3 TP HCM đã được Bộ Chính trị cho ý kiến.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Đ.X

Tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội sáng ngày 19/4.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, dự kiến tổng thời gian làm việc 20 ngày, Quốc hội sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ hai, ngày 23/5, dự kiến bế mạc vào thứ sáu 17/6.

“Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước, nên đề nghị Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Tuy nhiên vẫn có dự phòng phương án họp trực tuyến trong trường hợp cần thiết”, ông Cường nhấn mạnh.

Về dự kiến chương trình, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho hay, tại kỳ họp, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư 5 dự án gồm vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai 3 TP HCM, đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Trong đó, dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và vành đai 3 TP HCM đã được Bộ Chính trị cho ý kiến. Dự kiến chương trình đã bố trí 2 nội dung này.

Hồ sơ tài liệu của 5 dự án đã được Chính phủ gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Sau khi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3”, ông Cường nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Đ.X

Nêu ý kiến thảo luận sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay ônng còn rất nhiều quan ngại về 3 dự án (đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) vì cả 3 dự án đều chuyển từ phương thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công, trong khi vốn đầu tư công chưa phân bổ cho các dự án này.

Các dự án cũng chưa đáp ứng được điều kiện vốn theo Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chung mối quan tâm, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường nói, 2 trong 3 dự án mà ông Thanh đề cập đã có nhà đầu tư PPP và có thể thu hồi vốn tốt.

Ông Cương băn khăn, sao lại chuyển hết sang đầu tư công mà không tiếp tục làm theo PPP để giảm áp lực cho ngân sách.

Ngoài 5 dự án, Chính phủ còn đề nghị bổ sung Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có thông báo về việc quyết định chưa xem xét việc bổ sung dự án luật này vào chương trình năm 2022 để Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung Dự án Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

Tổng Thư ký Quốc hội đã thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có liên quan báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về 3 dự án luật này; khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng 3 luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung các dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau đó yêu cầu không bổ sung nội dung nào khác ngoài các nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vào chương trình kỳ họp thứ ba, nội dung nào chưa đủ điều kiện sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp sau.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

Bắc Ninh: Tránh lãng phí tài sản công sau sáp nhập các xã

(Thanh tra) - Từ 1/12/2024, tỉnh Bắc Ninh giảm 5 đơn vị hành chính cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu, phải có phương án sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí và không để tham ô, tham nhũng, trục lợi cá nhân đối với trụ sở công, tài sản công dôi dư.

14:59 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm