Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 20/08/2024 - 13:05
(Thanh tra) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, doanh nghiệp phản ánh có quy chuẩn, tiêu chuẩn ban hành “giật cục, nhanh quá, sốc quá” mà không có lộ trình để thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: P.Thắng
Sáng 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Dự thảo luật này có 6 chương và 66 điều (giảm 1 chương và 5 điều so với luật hiện hành).
Đề xuất có Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 6 nhóm nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
Trong đó, dự thảo luật bổ sung quy định về Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia.
Theo ông Đạt, luật hiện hành chưa quy định về Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động tiêu chuẩn hóa chưa được thực sự hiểu đúng và quan tâm, chưa thu hút được sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, hoạt động tiêu chuẩn hóa, vì thế cũng chưa thể hiện được đúng vai trò dẫn dắt, định hướng của mình với việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm và địa phương.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho hay, Thường trực Ủy ban này cơ bản nhất trí bổ sung quy định về Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia. Nhưng cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định rõ giai đoạn, thời kỳ, quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn của chiến lược.
Nội dung Chiến lược cần được liên kết với các điều khoản khác, nhất là với quy định trách nhiệm của các bộ, ngành cùng thực hiện chiến lược; bổ sung quy định nội dung định hướng, đánh giá thực trạng, hoàn thiện hạ tầng chất lượng quốc gia, nhất là việc cụ thể hóa yêu cầu phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước…, theo Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị dự thảo luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan trọng
Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, qua theo dõi thấy các doanh nghiệp phản ánh quy chuẩn kỹ thuật của chúng ta đâu đó còn có nội dung quy định thiếu thống nhất, và cách hiểu chưa rõ ràng, dẫn đến quá trình triển khai thực hiện có vướng mắc.
Ông dẫn chứng quy chuẩn về an toàn về cháy của các công trình, hay quy chuẩn điều kiện, đầu tư kinh doanh về thương mại.
“Doanh nghiệp cũng phản ánh quá trình chúng ta ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn có cái “giật cục”, nhanh quá, sốc quá mà không có lộ trình để thực hiện. Vấn đề như thế tạo ra chi phí tuân thủ của doanh nghiệp tăng lên, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp”, ông Thanh nói.
Đây là vấn đề, theo ông Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, cần phải sửa đổi để có quy định, tránh các vướng mắc bất cập.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng là nội dung cần quan tâm khi tham gia sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm hàng hóa đưa vào thị trường quốc tế phải tuân thủ các tiêu chuẩn, xuất xứ hàng hoá phải rõ ràng. Ví dụ hàng hoá vào thị trường Mỹ thì phải đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Mỹ, hay vào EU thì phải theo tiêu chuẩn EU.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng dự thảo quy định cho các tổ chức, doanh nghiệp được tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn là rất đúng. Nhưng ông đề nghị có tiêu chí, điều kiện quy định trách nhiệm, cũng như hình thức của các doanh nghiệp tham gia vào quá trình này.
“Tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan trọng, vì họ là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các quy định”, ông Thanh nhấn mạnh.
Cần quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đề cập đến trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố thông báo áp dụng tiêu chuẩn.
Theo dự thảo, Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia với thời gian thẩm định không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
“30 ngày có đủ không? Thẩm định một bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn có 30 ngày có thể không đủ thời gian để thẩm định đầy đủ”, ông Cường băn khoăn và lưu ý, quy định thông báo lấy ý kiến rộng rãi còn là 60 ngày.
Tổng thư ký Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn như: trách nhiệm thế nào khi ban hành những quy định có bất cập, thậm chí có quy chuẩn, tiêu chuẩn cao hơn thực tiễn làm nguồn lực Nhà nước bị lãng phí. Hay có những quy chuẩn, tiêu chuẩn đặt ra để người dân, doanh nghiệp phải “thế này, thế kia”.
“Dự thảo luật cần nghiên cứu thêm để quy định cho đầy đủ”, ông Bùi Văn Cường góp ý.
Tại tờ trình, Chính phủ cho hay, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu CEN/CENELEC khuyến nghị các quốc gia xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia.
Hiện nay các quốc gia phát triển như: Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản… và các quốc gia trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia… đã xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia của mình.
“Việc ban hành Chiến lược tiêu chuẩn hóa sẽ xác định rõ các nguyên tắc, định hướng cơ bản, thiết lập chương trình hành động tổng thể, phát triển hệ thống tiêu chuẩn trung và dài hạn trên phạm vi toàn cầu hoặc quốc gia”, theo Chính phủ.
Chính phủ cũng nêu điển hình là Trung Quốc đã xây dựng các tiêu chuẩn của mình trở thành công cụ hữu ích để không những hỗ trợ hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong nước mà còn đưa hàng hóa, dịch vụ vươn tầm hàng đầu thế giới trong một số lĩnh vực then chốt như hàng không, công nghiệp chế tạo, điện-điện tử, công nghệ bán dẫn, y dược cổ truyền...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh